Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 03/04/2023, 17:00 PM

Người có bản ngã cao dễ sống sa đọa

Người nào mà khi ở giữa đám đông họ kiềm chế, họ sống thầm lặng, không muốn nổi bật thì trong lúc mà họ sống một mình không có ai họ vẫn là người kiểm soát tốt nội tâm, hành vi của mình vì Bản ngã họ nhẹ.

Những người tiềm ẩn bản ngã thường khi giữa đông, họ cứ muốn nổi bật bằng một hành động, bằng một câu nói, bằng một thái độ để làm cho người khác phải chú ý đến mình. Đó là một cái kiêu mạn và tham vọng thầm kín. Còn khi không đông người, ở một mình thì người đó dễ buông lung, lười biếng, giãi đãi, trụy lạc, sa đọa.

Con người giống như đồng tiền có hai mặt:

- Hễ người nào mà ta thấy giữa đám đông muốn nổi bật thì ta chắc chắn một điều lúc một mình không có người họ là một người hư hỏng buông lung.

Làm thế nào để hết bản ngã?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

- Còn người nào mà khi ở giữa đám đông họ kiềm chế, họ sống thầm lặng, không muốn nổi bật thì trong lúc mà họ sống một mình không có ai họ vẫn là người kiểm soát tốt nội tâm, hành vi của mình vì Bản ngã họ nhẹ.

Nên người mà nhìn thấy ví dụ như trong lúc đông người họ hay phô bày bản thân ta phải hết sức cẩn thận vì có hai trường hợp: một là họ là người có phước nổi bật cho nên khiến họ nổi bật vì cái phước tự nhiên của họ, nhưng một trường hợp họ làm ra vẻ nổi bật vì đây là cái Bản ngã và tham vọng cá nhân.

Hệ quả ngược lại là gì?

- Là lúc mà vắng người không có ai họ trở thành người hư hỏng ngay vì đó là cái Bản ngã, nên đây là điều mà Phật nói là “Thấy sự nguy hiểm trong từng lỗi nhỏ nhặt” là vậy. Nên trong lúc đông người ta biết kiềm chế, ta khiêm hạ, ta tôn trọng mọi người, không mong cho mình nổi bật thì người đó khi lúc vắng người ở một mình cũng vẫn là một người biết kiềm chế, biết kiểm soát. Đó là cái Nhân Quả là vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thực hành thiền Phật giáo

Kiến thức 11:40 04/11/2024

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”

Kiến thức 10:00 04/11/2024

Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.

Ý nghĩa của việc tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật

Kiến thức 08:54 04/11/2024

Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử của Ngài truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Xem thêm