Cái bẫy của bản ngã
Nếu mình tu không vì mục tiêu giải thoát, mà chỉ vì một mơ ước vinh quang, thì đó chỉ là tu tà, chứ chẳng phải là tu hành đúng nghĩa. Chúng ta nguyện lòng tu hành thành Phật, nhưng nếu nói “tôi tu thành Phật” thì đã rơi đúng vào hang bẫy của bản ngã, và bắt đầu đi vào ma đạo.
Theo tinh thần của đạo Phật, một người tu thiền đắc định thì cảm giác về bản ngã sẽ mất, ngã chấp không còn nên ngay đó đạt được vô ngã hoàn toàn; nhưng sự vô ngã không phải là sự trơ trơ như cây, như đá, mà đó là một thể tánh tuyệt đối phủ trùm, thường được gọi là Chân tâm, Phật tánh, hay Niết Bàn...
Từ cái thể tánh tuyệt đối đó, sự vô ngã không phải là mất hết, mà là đạt được tâm từ bi phủ trùm, trải lòng thương yêu chúng sanh rộng khắp, đủ dũng lực, biết quên mình, sẵn lòng đi trong luân hồi sinh tử, mãi mãi hóa độ, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh không bao giờ mệt mỏi.
Những sai lầm của sự nuông chiều bản ngã
Chúng ta đừng tưởng không còn bản ngã là mình sẽ mất hết. Chính khi không còn bản ngã là lúc cái mới xuất hiện, thay thế cho bản ngã là một thể tánh tuyệt đối phủ trùm. Ta đã từ bỏ tất cả, rồi sẽ lại được tất cả, nhưng cái tất cả này không phải là tham-sân-si tội lỗi, mà là thể tánh thuần thiện, cao cả, vĩ đại, không ngôn từ nào có thể lột tả hết. Đây là chỗ chư Phật, chư Bồ tát đã thành tựu, chúng ta phải lấy đó làm tâm điểm để quyết tâm bền chí tu hành, ngõ hầu có ngày đắc quả giác ngộ giải thoát.
Tuy nhiên, chúng ta phải rất ý nhị khi đặt mục tiêu tu hành đắc quả. Chúng tôi biết có rất nhiều người nuôi chí lớn, ai hỏi họ tu làm gì, thì họ sẽ nói tu thành Phật. Thật ra, khi nói ta tu thành Phật, thì rất dễ mắc vào cái bẫy do bản ngã giăng ra.
Ai cũng biết Đức Phật là bậc chí tôn, chí kính, là địa vị cao tột tuyệt đối trong pháp giới, vũ trụ. Khắp cả trời, người đều cung kính, ca ngợi; nên mình cũng ước mơ đạt được địa vị đó để mọi người cung kính, ca ngợi mình như vậy.
Nếu mình tu không vì mục tiêu giải thoát, mà chỉ vì một mơ ước vinh quang, thì đó chỉ là tu tà, chứ chẳng phải là tu hành đúng nghĩa. Chúng ta nguyện lòng tu hành thành Phật, nhưng nếu nói “tôi tu thành Phật” thì đã rơi đúng vào hang bẫy của bản ngã, và bắt đầu đi vào ma đạo. Điều này nghe rất kỳ lạ, nhưng chính bản ngã đã thêu dệt mọi thứ và giăng bẫy tâm mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm