Người con hiếu thuận thay đổi vận mệnh kiếp này
Người xưa dạy: “Bách thiện hiếu vi tiên”, trăm điều thiện thì chữ hiếu đứng đầu. Ngàn năm qua, phàm những người hiếu kính với cha mẹ đều được xã hội tán dương.
Chuyện thứ nhất:
Ngô Nhị là một người nông dân nghèo tại huyện Lâm Xuyên. Anh luôn cố gắng phụng dưỡng mẹ già và làm cho bà hạnh phúc bằng cả trái tim mình. Một tối nọ, anh ngủ mơ thấy Thần thành hoàng trong làng tới nói với mình: “Giữa trưa mai, con sẽ bị sét đánh chết”.
Ngô Nhị nói: “Mẹ con tuổi cao cần có con chăm sóc, có thể miễn cho con tội này được không?”.
“Vận mệnh là tất yếu, đó là ý trời” – Thần nói.
Ngô Nhị e rằng việc này sẽ làm mẹ sợ hãi nên sáng sớm khi chuẩn bị bữa sáng nói với bà: “Mẹ à, con trai có việc phải đi ra ngoại tỉnh một chuyến, hay mẹ tạm thời tới nhà em gái con nhé”. Tuy nhiên mẹ cậu không đồng ý.
Chẳng mấy chốc, bầu trời tối sầm, mây đen che kín, sấm chớp vang trời. Ngô Nhị thấy vậy càng sợ mẹ bị giật mình, sợ hãi và vạ lây nên vội vàng đóng hết các cửa sau đó lặng lẽ đi ra ngoài đồng chờ đợi bị trừng phạt. Không lâu sau, mây đen trên trời dần tan biến, những việc anh cứ ngỡ sẽ xảy ra lại không xảy ra.
Ngô Nhị vội vàng trở về nhà chăm sóc mẹ, vẫn lo lắng nguy hiểm chưa qua, cũng không dám nói cho mẹ biết sự việc. Đêm đó, Ngô Nhị mơ thấy Thần nói với mình: “Lòng hiếu thảo của con đã chạm đến thiên đình, Thiên thượng miễn xá cho tội nghiệp kiếp trước của con. Hãy cố gắng phụng dưỡng chăm sóc mẹ hơn nữa”. Từ đó, Ngô Nhị càng hiếu thuận, hiếu kính với mẹ hơn.
Lời Phật dạy sâu sắc về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ
Chuyện thứ 2:
Con dâu hiếu thuận hóa giải nghiệp báo từ kiếp trước
Du Thị là vợ của Chi Tổ Nghi tại Thê Ấp Tứ Xuyên. Cô vô cùng hiếu thuận với cha mẹ chồng, ăn ở cư xử vô cùng biết điều mặc dù mẹ chồng là người khó tính. Du Thị vẫn luôn một mực hầu hạ cung kính, chưa bao giờ oán trách nửa lời.
Một tối nọ, Du Thị có một giấc mơ kỳ lạ. Trong mơ, cô thấy một vị Thần mặc quần áo đỏ, mũ màu đen, trang nghiêm xuất hiện và nói với mình: “Kiếp trước cô vốn là vợ của Mâu Dung. Năm 30 tuổi bị mắc bệnh, nằm liệt giường hơn một năm. Mẹ chồng cô khi đó hơn 70 tuổi, phải chăm sóc nấu cháo cho cô ăn. Vì mồm miệng đắng ngắt mệt mỏi nuốt không trôi nên năm lần bảy lượt chửi mắng mẹ chồng. Tới khi trước lúc qua đời, còn tuyệt vọng than vãn oán hận ông trời: “Bảy mươi tuổi lại không chết, con mới hơn ba mươi tuổi đã muốn con chết. Ông trời ơi người thật không công bằng”.
Quan cai quản số mệnh có hỏi Thiên đế và Người hạ lệnh kiếp sau sẽ thiêu hủy thi thể của cô: “Bây giờ đã đến lúc kết thúc túc nghiệp này, để cô bị chết dưới búa rìu của thiên lôi, không lâu nữa sẽ thực hiện việc này. Vì kiếp này cô vô cùng hiếu thuận với mẹ chồng, nên ta tới để thông báo cho biết trước”.
Du Thị giật mình tỉnh giấc. Sáng sớm hôm sau, cô tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo rồi tới bái kiến mẹ chồng và nói: “Con về làm dâu đã được ba năm, trong thời gian đó luôn cung kính phụng dưỡng hiếu thuận với mẹ không làm gì sai sót để mẹ phiền lòng. Hôm nay con muốn xin mẹ tạm thời cho con về nhà mẹ đẻ, e rằng nếu gặp phải điều bất trắc mà qua đời, hy vọng mẹ tha lỗi và đừng quá đau lòng”. Mẹ chồng cô nghe thấy những lời không bình thường này của con dâu thì vô cùng ngạc nhiên và khó hiểu.
Du Thị trở về quê hương để từ biệt cha mẹ đẻ và kể cho họ nghe mọi chuyện về ước mơ của mình. Sau đó, mang một nén nhang ngẩng mặt lên trời và khẩn cầu: “Con là kẻ đáng chết. Đây là tội nghiệp món nợ mà con tạo ra từ kiếp trước, con xin chịu tội. Tuy nhiên, nghĩ tới cảnh mẹ chồng già yếu, chồng thì nghèo khó phải đi làm ăn xa, giờ không biết lấy ai để chăm sóc mẹ? Từ nhỏ cha mẹ đã dạy con luôn nhớ phải làm người tốt. Nay con bị Trời phạt như vậy sẽ khiến cha mẹ bị sỉ nhục.
Bây giờ con đang mang bầu bảy tháng, nếu là con trai thì dòng họ Chi đã có người nối dõi tông đường. Hai sự việc đầu tiên là điều không thể tránh, duy chỉ có việc dòng họ Chi không có người nối dõi làm con thấy vô cùng áy náy. Con cầu xin trời Phật hãy cho con thời gian thêm ba tháng đợi con sinh nở xong hãy trừng phạt con”.
Khi đó, giữa ban ngày, bầu trời mây đen bao phủ, gió thổi sấm sét, thế giới tối tăm. May mắn gặp Văn Xương Đế Quân xem xét biết rõ về Du Thị nên thỉnh cầu Ngọc Đế thay đổi đòi mạng vợ của Trương Thực là Mã Thị vô cùng độc ác thay cho Du Thị. Mã Thị là người hung hãn, đa dâm, phản bội làm trái luân lý đạo đức, bất kính vô lễ với mẹ chồng nên bị Thiên lôi đánh chết, Du Thị được miễn tội và bình an.
Người xưa dạy: “Bách thiện hiếu vi tiên”, trăm điều thiện thì chữ hiếu đứng đầu. Ngàn năm qua, phàm những người hiếu kính với cha mẹ đều được xã hội tán dương.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm