Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/02/2020, 09:43 AM

Người cư sĩ hộ độ Tam bảo tích cực

Trưởng giả Anāthapiṇḍika (Cấp-cô-độc) - Tại kinh thành Sāvatthi (Xá-vệ) có một trưởng giả triệu phú tên Sudatta tính tình hào phóng, quảng đại. Ông có hạnh bố thí đặc biệt, thường xuyên phân phát giúp đỡ cho người nghèo không nơi nương tựa. Vì vậy người đời gọi tặng ông với mỹ danh Anāthapiṇḍika (Cấp-cô-độc) để nói lên công hạnh bố thí của ông.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật tại đây 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trưởng giả Anāthapiṇḍika gặp được Phật pháp do một nhân duyên kỳ ngộ.

Một ngày nọ, trưởng giả Anāthapiṇḍika có việc đi từ Sāvatthī đến Rājagaha viếng thăm người anh vợ, thấy người anh đang bận rộn chuẩn bị một cuộc lễ, ông nghĩ là người anh mình sẽ tổ chức tiệc mừng, hoặc là cung nghinh đức vua ngự giá đến nhà. Khi hỏi ra mới biết người anh thiết lễ trai đàn cúng dường Đức Phật và chư Tăng vào ngày mai. Thoạt nghe danh từ "Buddha" (vị giác ngộ, vị Phật), ông Anāthapiṇḍika rộn lên niềm hoan hỷ và thiết tha muốn được diện kiến Đức Phật.

Đêm đó, ông không thể chợp mắt, lòng cứ nao nao phấn khích; cuối cùng không chờ đến sáng nữa, ông đã ra đi trong đêm vắng hướng về Sītavana, khu rừng nơi Đức Phật đang trú ngụ. Một dạ xoa tên Sivakha đã dùng thần lực thu ngắn con đường cho ông, và những lúc ông toan thối chuyển cuộc hành trình vì sợ hãi đêm tối thì dạ xoa đã khuyến khích, trấn an ông lấy lại can đảm và tiếp tục bước đi.

Cuối cùng, ông Anāthapiṇḍika cũng đã đến khu rừng Sītavana, có Đức Phật đang đi kinh hành ngoài trời, Ngài biết ông sẽ đến. Đức Phật gọi tên tộc của ông, Sudatta, và bảo ông đến gần Ngài.

Ông Anāthapiṇḍika hết sức vui mừng được yết kiến Đức Phật. Kế đến Đức Phật thuyết pháp cho ông nghe. Sau khi nghe pháp, ông Anāthapiṇḍika đã chứng quả Dự lưu (Tu đà huờn), ông xin qui y Tam bảo. Ông đảnh lễ Phật và trở về nhà người anh.

Khi Đức Phật và chư Tăng đến nhà người anh của ông Cấp-cô-độc khẩn khoản thỉnh cầu Đức Phật ngự về kinh thành Sāvatthī. Quê hương của ông, và ông cũng thỉnh Ngài nhập hạ ở đây. Đức Phật đã nhận lời, nhưng Ngài gợi ý với ông rằng: chư Phật chỉ thích ở nơi vắng vẻ.

Ông Cấp-cô-độc thưa rằng mình đã hiểu ý Đức Phật. Ông từ giã gia đình người anh và trở về Sāvatthī vội vã.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Về đến Sāvatthī, ông Cấp-cô-độc tìm một nơi thích hợp để cất chùa. Ông đã tìm được khu vườn của thái tử Jeta, là nơi lý tưởng, thích hợp. Ông đã mua lại khu vườn ấy với giá "Lát nền bằng vàng", nghĩa là trải vàng trên đất diện tích bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu.

Để có được diện tích rộng xây cất ngôi chùa Kỳ Viên (Jetavana), ông Cấp-cô-độc đã bỏ ra 18 koṭi tiền vàng (1 koṭi là mười triệu) để mua đất. Và bỏ ra 18 koṭi tiền vàng nữa để xây cất ngôi đại tự danh tiếng Jetavanamahāvihāra. Chính nơi này Đức Phật đã an cư mười chín lần trong cuộc đời Ngài, và phần lớn các bài pháp cũng được Đức Phật thuyết tại đây.

Trong sớ giải Aṅguttaranikāya và Dhammapada ghi rằng: ông Cấp-cô-độc hộ độ vật thực đến chư Tỳ kheo, mỗi ngày 500 vị; trong nhà ông luôn luôn có 500 chỗ ngồi được sắp đặt sẵn cho bất cứ vị khách Tăng nào từ xa đến không kip thời gian đi khất thực, ghé qua nhà ông để thọ trai.

Đồng thời ông Cấp-cô-độc cũng dựng lên những ngôi phước xá ở bốn cổng thành Sāvatthī để bố thí đến những tân khách, những dân chúng nghèo khổ, tàn tật, cô độc không chỗ dung thân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Gia đình của trưởng giả Cấp-cô-độc có bốn người con, ba gái là tiểu thư Mahāsubhaddā, Cūlasubhaddā, và Sumānā, cùng một trai là công tử Kāla. Ba nàng tiểu thư đã tích cực giúp cha trong việc hộ độ cúng dường Tăng chúng; cả ba đều đắc thánh quả hữu học như cha mình, riêng về nàng Sumānā thì đắc Tư đà hàm quả vị cao hơn ông Cấp-cô-độc.

Công tử Kāla thì thời gian đầu lêu lổng, chỉ biết tiêu xài ăn chơi, không có niềm tin Phật pháp. Về sau, lúc người cha cho tiền thuê cậu ta đi nghe Đức Phật thuyết pháp, duyên lành chín muồi công tử Kāla chứng quả Dự lưu, đạt được niềm tin bất thối nơi Tam bảo. Người con dâu của ông Cấp-cô-độc, vợ của công tử Kāla, buổi đầu cũng thế, kiêu ngạo và cư xử tệ bạc với người trong gia đình nhà chồng; nhưng về sau nhờ nghe Đức Phật thuyết bài pháp về bảy hạng vợ, nàng dâu ấy đã cải tà qui chánh và trở nên hiền thiện.

Trưởng giả Cấp-cô-độc là một người hào sảng hảo tâm, một người chủ gia đình gương mẫu, và là một đại thí chủ bậc nhất hộ độ Tăng chúng vào thời Đức Phật. Ông có vị trí quan trọng trong hàng cư sĩ Phật giáo với hạnh bố thí xả tài.

Trích Phật giáo Nguyên thủy - Cư sĩ Giới Pháp

Tỳ kheo Giác Giới (Bodhisīla Bhikkhu) biên soạn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Tương tợ Tỳ-kheo

Kiến thức 10:00 19/04/2024

Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo.

Nghiệp chuyển lên và chuyển xuống

Kiến thức 09:00 19/04/2024

Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sinh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử là “Có thể” không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.

Xem thêm