Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/05/2021, 10:10 AM

Người dân xứ Huế hân hoan chào đón mùa Phật đản

Cứ mỗi độ tháng Tư âm lịch, khi hoa Sen hồ Tịnh Tâm bắt đầu tỏa hương thơm ngát, những bông Sen trắng, Sen hồng vươn mình trên nền lá xanh thẳm, tinh khiết đón những tinh túy của đất trời giao hòa, người dân xứ Huế lại hân hoan chào đón mùa Phật đản.

Thừa Thiên Huế trải trong bề dày lịch sử phát triển của riêng mình đã kịp hình thành hơn 400 ngôi chùa và 230 niệm phật đường cổ kính và trang nghiêm. Người Huế hiền hòa với hai phần trong đó là Phật tử, nên mùa Phật đản ở xứ này dường như được hân hoan chờ đón từ sớm.

Lễ đài Phật đản được tôn trí trang nghiêm tại Bảo điện Tổ đình Từ Đàm

Lễ đài Phật đản được tôn trí trang nghiêm tại Bảo điện Tổ đình Từ Đàm

Lễ đài tại chùa Diệu Đế

Lễ đài tại chùa Diệu Đế

Để mùa Phật đản an lành trước đại dịch Covid-19

Ngày 19/5/2021 (08.4 Tân Sửu) vừa qua, Lễ Khai kinh và lễ Mộc dục mở đầu tuần lễ Phật đản Pl.2565-Dl.2021 đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tại Tổ đình Từ Đàm (01 Sư Liễu Quán, p.Trường An, tp. Huế). Đây là nghi lễ tâm linh hết sức ý nghĩa mỗi khi Phật đản về. Ngay sau nghi lễ, Ban Trị sự cũng đã đến dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế và Đài Thánh tử đạo; đồng thời, tổ chức thăm hỏi đến thân nhân các gia đình Thánh tử đạo trong ngày 08.4 năm Tân Sửu. 

Với những ai được một lần đến Huế đúng vào dịp Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2019 hẳn đã ghi lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về đoàn rước và xe hoa dài hơn 1km qua các con phố Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, cầu Trường Tiền, Lê Lợi, Điện Biên Phủ về tới Tổ đình Từ Đàm. Trên bờ, dưới sông rợp cờ hoa tung bay, cờ Đảng, cờ Phật giáo và hàng vạn bông hoa tươi cầm tay chen lẫn màu áo vàng, áo lam của tăng, ni, phật tử tham gia.

Theo lệ, mỗi năm cứ đến tháng Tư (AL), bảy bông hoa sen hồng được thả xuống dòng sông Hương. Mỗi đêm đều được thắp đèn sáng lung linh cả một khúc sông đoạn phía trên cầu Phú Xuân. Bất cứ ai, dù là người địa phương hay du khách đều thích thú nhìn ngắm những bông hoa đó. Thật may mắn cho ai có thể thu vào tầm mắt hình ảnh dòng Hương trong đêm rằm tháng Tư với hàng ngàn, hàng vạn hoa đăng được thả xuống mặt nước. Người ta không nỡ rời đi, ai ai cũng nán lại ngắm nhìn dòng sông lấp lánh, phản chiếu mấy nhịp Trường Tiền cong cong cùng với ánh trăng rằm sáng ngần xuống mặt nước thơ mộng và huyền ảo. Người Huế thả đèn hoa bằng giấy, bằng nến… mùi nến, mùi giấy quyện vào không gian thanh tịnh mang đến cho con người ở đây sự dễ chịu và an lòng từ tâm, khó có thể quên được.

Lễ đài tại Học viện Phật giáo Huế

Lễ đài tại Học viện Phật giáo Huế

Người Huế tinh tế, khéo léo và chuẩn mực trong từng chi tiết nhỏ. Vào ngày Phật đản, mỗi nhà dân ở Huế đều dâng hương, dâng hoa lên bàn thờ Phật. Đặc biệt nhất là “bình bông” - như cách người ở đây nói, phải là bông bông Kèn trắng tinh khiết, bông Huệ trắng tôn nghiêm, bông Cúc Vàng đài các hoặc là bông Sen Huế thuần khiết nhất của trời đất được hái từ sáng sớm, còn ngậm sương mới được dâng lên bàn thờ Phật. Đến Huế những ngày này, người phương xa sẽ phải trầm trồ trước những liển hoa, những bình hoa, những bàn hoa rất lớn và rực rỡ, đẹp nhất có thể và tỏa rộng như nghìn tay trong tất cả các ngôi chùa. Sự đẹp đẽ đó được tạo ra một cách công phu bởi bàn tay tài hoa và tấm lòng mộ đạo, hướng Phật của các tăng ni, Phật tử.

Cảm niệm Phật Đản

Vào các tháng khác trong năm, hơn một nửa người Huế ăn chay dịp rằm (Ngày 14,15 AL) và đầu tháng (Mùng 30 và mồng 1 AL) với các món chay thanh đạm, thuần túy từ rau, củ, nấm, đậu… họ tự trồng và cung cấp. Riêng trong lễ Phật đản, hầu hết người Huế đều ăn chay, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi hầu hết các hàng ăn ở Huế đều bán đồ chay trong dịp này và trong các gia đình, dù không theo Phật giáo, mọi người vẫn ăn chay. Bạn sẽ phải trầm trồ khi thấy những mâm cỗ dâng lên Phật với những món chay được chế biến cầu kỳ như Nem Công, chả Phượng, canh đậu Ngự, chè hạt Sen… bên cạnh các món chay giản dị như gỏi mít, vả trộn, nào bánh cuốn chấm sốt lạc… Đây là dấu ấn mang phong vị tinh túy của xứ kinh kỳ ngày xưa với những món ăn chay của vua chúa chỉ có ở riêng Huế. Là du khách, có duyên về Huế trong ngày Phật đản, chúng ta có thể thưởng thức ẩm thực chay tại các quán chay nổi tiếng như Liên Hoa, Thanh Liễu, Thiền Tâm, Diệu Lạc, Tịnh Lâm Nhi… ở đây, họ có tất cả các món chay từ dân dã đến cao cấp đảm bảo góp phần giúp bạn một mùa lễ Phật an sinh cực lạc.

Một mùa Phật đản nữa lại về trên đất Huế, người dân xứ này lại hân hoan chào đón chuỗi hoạt động Phật giáo đặc sắc nhằm nhắc nhớ về tuyền thống, nguồn cội; hướng con người đến việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, lối sống chân - thiện - mỹ, hun đúc tình yêu thương gia đình, cộng đồng, quê hương, đất nước.

Đại lễ Phật đản ở cố đô Huế từ lâu đã trở thành lễ hội văn hóa - tâm linh, tạo không khí hân hoan mà mang đến sắc màu đặc trưng ở xứ Huế trầm mặc, nơi thiên nhiên có những ưu đãi cảnh núi, sông hữu tình hiếm nơi nào có được.

Tuy nhiên, năm nay không khí không rộn ràng như mọi năm, do ảnh hưởng dịch Covid-19, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định không tổ chức các sự kiện mang tính cộng đồng như lễ rước Phật từ Quốc tự Diệu Đế lên tổ đình Từ Đàm, lễ hạ thủy và thắp sáng 7 hoa sen trên sông Hương, diễu hành xe hoa, biểu diễn văn nghệ quần chúng…, nên không khí dường như trầm xuống.

Không khí Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 yên ắng, được tô điểm với trang hoàng cờ đèn ở các chùa, những ngôi cổ tự vốn trầm mặc của cố đô.

                                                            

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Trong nước 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Trong nước 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo

Trong nước 16:00 20/11/2024

Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.

Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị

Trong nước 09:00 20/11/2024

Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Xem thêm