Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/05/2021, 15:10 PM

Lễ Phật Đản ngày nay

Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời tiêu biểu cho sự trong sạch như hoa sen mà không một bậc Thánh nhân nào có thể sánh bằng và đức Phật tinh khiết như gương sen nhờ cốt lõi tâm trọn lành của Phật thật. Lễ Phật đản đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong văn hóa Việt Nam.

Mừng ngày Đức Phật ra đời. Đây cũng là dịp để khích lệ truyền thống văn hóa Phật giáo, cũng là dịp tăng ni, Phật tử ôn lại cuộc đời và thông điệp của Đức Phật về hòa bình, hạnh phúc thương yêu, vượt qua cám dỗ và sự chi phối của lòng tham, sân hận của con người…Và ôn lại truyền thống hộ quốc an dân được kết tinh qua chiều dài hơn 2.000 ngàn năm có mặt tại Việt Nam, Phật giáo đã trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử đất nước. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận thời nào Phật giáo cũng có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng ni, Phật tử không ngừng nêu cao truyền thống đoàn kết, hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm giáo hội… những thành tựu Phật sự đạt được trên tất cả các lĩnh vực đã nói lên cho sự xương minh của đạo pháp trong lòng dân tộc, được đồng bào, nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao, góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước.

Những lời dạy của Đức Phật về sự đoàn kết, sự đồng thuận xã hội đó được ghi trong Kinh Trường Bộ (Digha Nikaya), phẩm Đại Bát Niết Bàn vẫn còn nguyên giá trị cho chúng ta ngày hôm nay, khi nhân loại đang phải đương đầu với đại dịch COVID-19, đương đầu với virus SARS-CoV-2 hoành hành trên toàn cầu, tác động sâu sắc và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội của tất cả các quốc gia. Dù là vô hình và siêu nhỏ, song SARS-CoV-2 đã làm cho trên hàng triệu người bị nhiễm bệnh và hàng vạn người tử vong. Nó đã thực sự làm cho thế giới lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Nhân loại thực sự phải thức tỉnh trước đại dịch này.

Đức Phật đản sanh tay nào chỉ lên là đúng?

Lễ hội Phật Đản là nơi hội tụ văn hóa dân tộc từ xa xưa để lại.

Lễ hội Phật Đản là nơi hội tụ văn hóa dân tộc từ xa xưa để lại.

Từ khi đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, đời sống và nhu cầu tôn giáo cũng có nhiều biến đổi theo hướng đa dạng hóa. Phật giáo vốn là một thực thể xã hội, luôn có sự vận động, biến đổi và thích nghi với xã hội đương đại cũng đã có những biến chuyển trong hoạt động tôn giáo của mình, không chỉ phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa mà Phật giáo còn hướng đến những hoạt động thế tục, thể hiện tinh thần Phật pháp bất ly thế gian pháp. Nối tiếp với truyền thống hộ quốc an dân, Tăng ni, Phật tử đã làm được nhiều việc lợi đạo, ích đời, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo, giúp đỡ người già cả, neo đơn, trẻ em tàn tật, mồ côi, người gặp hoàn cảnh khó khăn; thực hiện xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ.

Đây là việc làm thể hiện sự từ bi, độ lượng, tương thân tương ái của con người với con người. Những hành động này chính là thể hiện tình yêu thương, nhân hậu mà Đức Phật vẫn thường truyền bá đến mọi người. Kết quả của những việc làm đó càng khẳng định Phật giáo Việt Nam luôn gắn đạo với đời, là một tôn giáo có truyền thống yêu nước, gắn bó với nhân dân trong cả nước phấu đấu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, một cõi Niết bàn thực sự trong cuộc sống mỗi con người và giữa trần gian này.

Phật đản sinh trong tâm mỗi người

Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời tiêu biểu cho sự trong sạch như hoa sen mà không một bậc Thánh nhân nào có thể sánh bằng và đức Phật tinh khiết như gương sen nhờ cốt lõi tâm trọn lành của Phật thật.

Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời tiêu biểu cho sự trong sạch như hoa sen mà không một bậc Thánh nhân nào có thể sánh bằng và đức Phật tinh khiết như gương sen nhờ cốt lõi tâm trọn lành của Phật thật.

Lễ hội Phật Đản là nơi hội tụ văn hóa dân tộc từ xa xưa để lại, mang ý nghĩa tâm linh và nhân văn sâu sắc, mang đậm giá trị đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ, tri ân công đức của các bậc tiền nhân những người có công với quốc gia, dân tộc; thể hiện sự tôn kính Phật và các vị thần, thánh, những anh hùng dân tộc có công với nước, với dân, thể hiện sự tri ân với các bậc tiền nhân, với tổ tiên, ông bà, đã đi vào đời sống tinh thần của Nhân dân. Qua lễ hội người dân hiểu biết thêm về giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp, truyền thống lịch sử của dân tộc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm