Người làm ảnh thờ miễn phí cho nạn nhân Covid-19
Thấy nhiều gia đình mất người thân vì Covid-19 nhưng không làm được ảnh thờ, hơn một tháng qua, Nguyễn Ân quyết định nhận làm miễn phí.
Chủ bếp ăn từ thiện Cường Béo qua đời, để lại nhân đức và tấm lòng vì cộng đồng
Lâm Hoàng Thiên, 31 tuổi, là một trong gần 300 gia đình có người thân mất vì Covid-19 được anh Nguyễn Ân giúp đỡ.
Anh Thiên mất mẹ từ đầu tháng 8 nhưng hơn 10 ngày sau, khi hết hạn cách ly anh mới lập được bàn thờ cho bà. Không có ảnh thờ, chàng trai gốc Kiên Giang kiếm được một tấm hình mẹ chụp từ năm 2011 trong cuốn album cũ, treo tạm. Những ngày Sài Gòn có mưa giông, gió giật vào căn phòng trọ ở Hóc Môn khiến tấm ảnh cứ rớt lên, rớt xuống. "Tôi vừa đau lòng, vừa xót ruột", chàng trai gốc Kiên Giang, kể.
Một lần lướt mạng xã hội, thấy có dịch vụ làm ảnh thờ miễn phí cho người mất vì Covid-19, Thiên nhắn tin nhờ giúp đỡ. Một ngày sau, nhận file ảnh đã chỉnh sửa, anh được một dân quân địa phương giúp tìm chỗ in ảnh. "Tôi nghĩ bức ảnh sẽ an ủi vong linh mẹ phần nào, anh em tôi cũng bớt áy náy hơn", anh nói.
Giải thích về việc làm của mình, anh Nguyễn Ân, 33 tuổi, giám đốc một công ty thiết kế và sản xuất đồng phục ở Gò Vấp nói: "Tôi mất hai tuần để nghĩ có nên làm việc này hay không. Tôi chỉ sợ lúc đăng thông báo mọi người sẽ nghĩ tôi trù ẻo người nhà của họ".
Nhưng khi tìm hiểu về tình hình dịch bệnh ở Sài Gòn, người đàn ông nhận ra hàng chục nghìn người đã mất vì Covid-19 và mình cần hành động ngay. Trước khi đăng tin lên mạng xã hội, anh nhắn cho quản trị viên các nhóm hiểu ý của mình. Ân bất ngờ khi cộng đồng ủng hộ, chia sẻ rộng rãi bài viết.
Ý định ban đầu của anh Ân là nhận ảnh chụp của người nhà các nạn nhân, chỉnh sửa lại, in ra rồi gửi đến tận nơi cho họ. Nhưng đó là việc khá gian nan ở Sài Gòn thời điểm này. Tìm được tiệm in ảnh thì không kiếm được shipper. Cuối cùng, Ân chỉ có thể chỉnh sửa, gửi lại file cho gia đình người đã khuất. Nếu ai không tìm được nơi in, anh gợi ý mở ảnh trên điện thoại, đặt lên bàn mỗi lần muốn thắp hương.
Trong một tuần đầu, khoảng 30-40 người gửi ảnh nhờ anh hỗ trợ. Đa số là ảnh chụp từ chứng minh thư cũ, nhiều khi đã mờ gần hết. Nhiều người xin anh thông cảm vì "mãi không tìm được tấm nào rõ nét". "Đang khỏe mạnh mà đột ngột qua đời, đâu ai nghĩ có ngày này mà chuẩn bị", Ân nghĩ. Với ảnh sắc nét, anh tốn chưa đầy 15 phút, nhưng ảnh kém chất lượng có khi mất cả buổi chiều để chỉnh sửa lại từ màu da, mái tóc hay "mặc" cho người đã khuất chiếc áo đẹp nhất. Nhiều hôm, Ân phải ngồi trước máy tính đến 2 giờ sáng.
Trong những tin nhắn gửi đến, anh ám ảnh nhất với một bức ảnh 3x4 được dán trên bìa các tông, có ghi tên, năm sinh, năm mất của một phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Hoa, 33 tuổi, người gửi bức ảnh cho biết, người mất là chị dâu của chị. "Chị tôi mang thai cháu được 23 tuần thì mất cả mẹ lẫn con. Anh tôi giờ một mình nuôi hai con nhỏ", chị Hoa kể.
Có thanh niên mới nhờ sửa giúp ảnh cho bố mất vì Covid-19 hôm trước, hôm sau đã nhắn tin: "Anh sửa giúp em một tấm nữa được không?". Mở file ảnh, anh Ân thấy người khác. "Bà nội em cũng vừa mất anh ạ", người gửi ảnh nhắn thêm. Cổ họng Ân như nghẹn ứ.
Rất nhiều người gửi ảnh cho Ân mất hai, thậm chí ba người thân vì Covid-19 trong thời gian rất ngắn.
"Khoảng 20% số những người mất được tôi hỗ trợ làm ảnh là người dưới 30 tuổi. Những bức ảnh liên tục gửi về khiến tôi nhận ra lằn ranh sinh tử thật mong manh. Giờ đây, tiền bạc không còn ý nghĩa nữa. Được thở bình thường đã là một hạnh phúc", anh nói.
Dù phải đóng cửa công ty gần bốn tháng qua, anh thấy mình vẫn may mắn.
Một tấm lòng vô lượng sẽ có một công đức vô lượng
Điều giúp anh Ân có động lực là nhiều người tâm sự, họ bớt đau thương hơn khi người thân có một bàn thờ tử tế. Hành động của anh cũng tạo động lực để họ vượt lên nỗi đau, hỗ trợ công đồng.
Sau khi lo tròn việc hiếu cho mẹ, Lâm Hoàng Thiên đã đăng ký làm tình nguyện chăm sóc bệnh nhân F0 tại bệnh viện dã chiến. "Khi mẹ mất, tôi được nhiều người hỗ trợ để lo chu toàn cho mẹ, nên nhận rồi, tôi muốn được cho đi. Tôi mong sẽ không còn ai phải chịu nỗi đau Covid nữa", Thiên nói.
Mong ước lớn nhất của Nguyễn Ân lúc này là số người nhắn tin nhờ sửa ảnh trở về con số không. "Tôi thấy gần đây người nhắn tin không nhiều như đợt đầu. Đó là tín hiệu tích cực cho thấy dịch đang dần được đẩy lùi", anh nói.
Theo VnExpress
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm