Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 18/06/2023, 19:32 PM

Người niệm Phật trong lòng phải thật có Phật

Người niệm Phật trong lòng phải thật có Phật, thật có chính là thật lòng muốn học tập; học Phật học bồ tát thì mới hữu dụng. chỉ là miệng niệm, không có tâm học tập thì làm sao được? vì vậy, niệm Phật không thể vãng sanh!

Thế gian này của chúng ta khổ, quả báo khổ vẫn đang phía sau, bạn ngay trong một đời nhận quả báo khổ, đồng tu học Phật đều biết được, đây gọi là hoa báo, quả báo quyết định ở ba đường ác. Tình hình của ba đường ác như thế nào? Chúng ta không rõ tình hình của ba đường ác, cho nên không có tâm lo sợ, hay nói cách khác, không sợ, không sợ đọa địa ngục, việc này thì không còn gì để nói. Không sợ đọa địa ngục, không sợ biến súc sanh, người như vậy thì chư Phật Như Lai đến ngay hiện tại cũng không cứu được họ. Đây là trên kinh nói “Nhất Xiển Đề”. Nhất Xiển Đề là không có thiện căn, Phật đến khuyên họ, họ đều không tin tưởng, họ đều không thể tiếp nhận, vậy thì không thể cứu.

Niệm A Di Đà Phật thì phải học A Di Đà Phật.

Niệm A Di Đà Phật thì phải học A Di Đà Phật.

Từ xưa đến nay, các tổ sư đại đức gần như không có ai không khuyên người tụng kinh Địa Tạng, học tập kinh Địa Tạng, thực tế mà nói, chính là học tập kinh Địa Tạng. Ngày nay chúng ta chỉ đọc kinh, người xưa đọc là học tập, hiện tại chúng ta là chuyên đọc không chuyên học, cho nên không có ích lợi gì. Hiện tại, cái niệm này là miệng niệm, chữ niệm này bên trên phải thêm bộ khẩu, có miệng không có tâm. Người xưa “Niệm” không có “Khẩu”, đó là trong tâm chân thật có, đó gọi là niệm. Hiện tại chữ niệm này trong miệng có, trong lòng không có; người xưa chữ niệm này là trong lòng có, đó gọi là thật niệm. Niệm Phật trong lòng thật có Phật. Thật có chính là thật lòng muốn học tập, học Phật học Bồ Tát thì mới hữu dụng. Chỉ là miệng niệm, không có tâm học tập thì làm sao được? Vì vậy, niệm Phật không thể vãng sanh. Niệm A Di Đà Phật thì phải học A Di Đà Phật. A Di Đà Phật có tâm riêng tư hay không? Không có! A Di Đà Phật có thị phi nhân ngã hay không? A Di Đà Phật có tâm tham-sân-si-mạn hay không? A Di Đà Phật còn có tạo nghiệp hay không? Chúng ta phải ở chỗ này mà tư lượng, mà quán sát, chăm chỉ nỗ lực mà học tập, học giống y như A Di Đà Phật thì làm gì mà không vãng sanh chứ?

Tôi còn sợ kinh văn quá dài, các vị có không ít người công tác rất bận rộn, không có thời gian đọc tụng, cho nên tôi bèn đem nó giản lược bớt. Trong “Khóa tụng sáng tối” của Tịnh Độ, khóa tụng buổi sáng tôi chọn phẩm thứ sáu – Bốn Mươi Tám Nguyện. Mục đích của đọc tụng là gì vậy? Hy vọng mình phát tâm giống như Phật A Di Đà, phát nguyện giống như Phật A Di Đà, tâm giống Phật, nguyện giống Phật, mục đích là ở chỗ này. Khóa tối cũng đã chọn ra một đoạn kinh Vô Lượng Thọ từ phẩm 32 đến phẩm 37. Nội dung của đoạn kinh văn này là ngũ giới thập thiện. Tổ sư đại đức dạy chúng ta trì giới niệm Phật. Hạnh của chúng ta đồng Phật, đó là hành vi của Phật, cho nên đặc biệt chọn ra hai đoạn kinh văn này để đọc tụng sáng tối. Đặc biệt là khóa tối, đọc đoạn kinh văn này phải kiểm điểm lại chính mình, soi xét lại bản thân. Ở trong kinh Phật dạy chúng ta làm, chúng ta đã làm được hay chưa? Ở trong kinh Phật bảo với chúng ta những việc không nên làm, chúng ta có vi phạm hay không? Có thì phải sửa, không thì cố gắng, như vậy thì mỗi ngày mới có tiến bộ. Phật dạy bảo chúng ta làm mà chúng ta không chịu làm, Phật dạy bảo chúng ta không nên làm mà chúng ta lại cứ làm, loại người này cho dù mỗi ngày niệm trăm ngàn Phật hiệu vẫn cứ phải bị đọa địa ngục A Tỳ. Lời nói này là thật, không hề giả dối, cũng không phải do tôi nói.

Năm xưa khi tôi mới học Phật, đọc Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao của Pháp sư Quán Đỉnh, người sống vào thời Càn Long nhà Thanh. Ở phần sau Ngài nói, người niệm Phật có 100 loại quả báo khác nhau, quả báo thứ nhất chính là địa ngục. Tôi nhìn thấy điều này thì nghi hoặc, thật sự không hiểu. Niệm Phật là việc tốt, người niệm Phật tại sao bị đọa địa ngục? Tôi cầm bản Sớ này đi thỉnh giáo thầy. Vào thời đó, tôi học giảng kinh với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi nói: “Điều này con không hiểu, con có nghi hoặc”. Vấn đề này của tôi sau khi nêu ra rồi, thầy bảo: “Chú hỏi rất hay, vấn đề này tôi sẽ không giảng cho một mình chú, tôi sẽ lên bục giảng giảng cho đại chúng nghe”. Nguyên nhân gì vậy? Đem hình thức của Phật giáo đi lừa gạt chúng sanh. Mở niệm Phật đường, mở đạo tràng Tịnh Độ, mục đích làm gì vậy? Danh vọng lợi dưỡng. Đem Tâm này đi xây đạo tràng, lãnh chúng niệm Phật, rất có thể ở trong chúng sanh thật sự có người niệm Phật vãng sanh, nhưng bản thân họ đọa địa ngục A Tỳ. Nghe thầy giảng tôi mới hiểu rõ sự việc này, suy nghĩ thấy lời thầy giảng rất có đạo lý, có lý lẽ.

Cho nên, chuyển biến của cảnh giới là một niệm cực kỳ vi tế. Một niệm giác thì chúng sanh làm Phật, một niệm mê thì Phật làm chúng sanh. Chúng sanh và Phật không có gì khác biệt, cho nên Phật pháp Đại thừa thường nói “sanh Phật không hai”, chúng sanh cùng Phật không hai. Chúng sanh và Phật khác nhau ở ngay chỗ nào vậy? Giác mê không đồng. Cho nên chúng ta nhất định phải giác ngộ. Làm thế nào mới có thể giác ngộ? Không đọc kinh, không nghe kinh thì không được.

(Trích: Kinh Vô Lượng Thọ giảng lần thứ 10, tập 109)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm