Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 11/11/2013, 11:25 AM

Người phác họa Bồ tát Quán Âm qua 12 lời nguyện

Phổ môn là một trong những kinh văn được nhiều người tu chọn làm pháp môn hành trì vì khả tính nhiệm mầu lại rất thông dụng, gần gũi và thiết thực.

Bởi hạnh nguyện độ sanh của đức Quán Âm luôn cảm ứng được lòng mong cầu khát ngưỡng của thế nhân mỗi khi gặp cảnh khổ nạn, nên ai nấy đều thành tâm hướng về Ngài cũng là điều dễ hiểu. Sau phần kinh văn thường có phần ghi lại 12 lời nguyện thâm sâu cùng tột của Bồ tát Quán Âm.  Những lời nguyện ấy cũng là phần quan trọng giúp chúng ta hiểu thêm về bản nguyện độ sanh của Ngài.

Tạo thêm duyên lành

Bồ-tát Quán Âm với 12 nguyện lớn đã được Sư cô Minh Triều phác họa thành chân dung trong sách Họa tập 12 lời nguyện của Bồ-tát Quán Âm. Dù sách phát hành đã lâu nhưng đến hôm nay người viết bài này mới được phúc duyên thưởng thức từng trang. Thật là nhiệm mầu! Càng xem hình tượng của Ngài tương ứng với từng lời nguyện càng khiến cho ý nghĩa của bản nguyện Bồ-tát thêm lung linh sống động.

 Thường cư Nam Hải nguyện

Với nét vẽ mềm mại, lần lượt chân dung Bồ-tát hiện lên thanh thoát, nhẹ nhàng qua những gam màu đơn sơ thuần khiết. Mỗi trang là mỗi bức họa đẹp diệu kỳ qua bút pháp có thần của tác giả, đưa người xem như lạc vào thế giới vô biên kỳ ảo của chư Phật và Bồ-tát, giúp người xem càng hiểu rõ hơn ý nghĩa sâu sắc trong từng lời nguyện thâm thiết của Ngài.

Không chỉ thể hiện hình tượng Bồ-tát, mỗi bức họa còn kèm theo lời chú giải của Sư cô Minh Triều để người xem được thông suốt rõ ràng hơn. Những họa phẩm như Thường cư Nam Hải nguyện (lời nguyện thứ 2) hay Độ tận chúng sanh nguyện (lời nguyện thứ 9) đều có lời chú giải. Đặc biệt ấn tượng nhất là bức họa Tầm thinh cứu khổ nguyện (lời nguyện thứ 3).

Sư cô Minh Triều đã chú giải cho tranh này: “Ngài không trụ Niết bàn không lìa sinh tử, ra vào tự tại nơi Tam giới để hóa độ quần mê. Ngài ở cõi Ta-bà tối tăm để cứu khổ mỗi khi nghe tiếng kêu cầu của chúng sanh. Vì không đâu bằng cõi Ta-bà, mảnh đất tốt nhất để Ngài gieo trồng đức hạnh từ bi”.

Chính vì vậy, lời nguyện thứ 3 của Bồ-tát “Nam-mô trụ Ta-bà, U minh giới, Quán Âm Như Lai, tầm thinh cứu khổ nguyện” như một lời nhắn nhủ thương yêu với tất cả chúng sanh và cũng là lời cầu nguyện quen thuộc phổ biến trong lòng Phật tử. Bởi gặp biến cố gì mọi người lại khẩn cầu Ngài, lập tức, lời cầu nguyện được cảm ứng đến diệu kỳ.

 Độ tận chúng sanh nguyện

Bên cạnh sự dày công nghiên cứu để tạo hình Bồ-tát qua 12 lời nguyện, Sư cô Minh Triều còn chú giải cẩn thận, cặn kẽ nơi mỗi bức họa. Vậy nên, Họa tập 12 lời nguyện của Bồ-tát Quán Âm không chỉ có giá trị về nghệ thuật mà còn hỗ trợ tu tập, làm tăng trưởng tri thức và niềm tin cho Phật tử cùng người thưởng lãm nói chung.

Hồi đầu tâm thức


Vị Sư cô có đôi tay tài hoa ấy hiện trú xứ tại chùa Linh Phong, xứ sở mù sương của TP.Đà Lạt. Để thỏa chí nguyện được họa hình Phật - Bồ-tát, Sư cô có một phòng tranh riêng tại tịnh thất Triều Âm gần chùa. Hàng ngày, ngoài thời gian vẽ tranh và tu hành nơi đây, Sư cô còn tích cực tham gia nấu ăn từ thiện cho các chùa, bệnh viện tại Đà Lạt.

 Sư cô Minh Triều

Kể về ý tưởng cho Họa tập 12 lời nguyện của Bồ-tát Quán Âm ra đời, Sư cô Minh Triều cho biết nhân duyên được Sư bà TN. Từ Hương khuyến khích vẽ để trưng bày tại chùa Linh Phong, từ đó, tập tranh về 12 lời nguyện của Bồ-tát hình thành theo tâm nguyện của cô và cả Sư bà. Trước đó, Sư cô Minh Triều đã có vẽ 37 bức về ý nghĩa kinh Phổ Môn, hiện số tranh ấy đang trưng bày tại Đại Tòng Lâm.

Cùng với họa tập về Bồ-tát Quán Âm, Sư cô còn có thêm một số họa tập khác cũng được xuất bản là Họa tập kinh Phổ môn, Họa tập kinh A Di Đà, Họa tập kinh Vu lan - Báo hiếu… Sư cô Minh Triều muốn cống hiến đến người thưởng lãm gần xa chính là tâm cảm với Bồ-tát mỗi khi xem tranh, điều mà cô đã miệt mài lột tả qua từng biểu tượng, đường nét cũng như màu sắc trên từng họa phẩm.

Bởi năng lực độ sanh của Bồ-tát như lời Sư cô dẫn giải trong phần đầu sách Họa tập 12 lời nguyện của Bồ-tát Quán Âm, là: “Chẳng những tầm thinh cứu khổ mà Ngài còn đem món vô úy giúp chúng sanh thoát nỗi sợ hãi, trở về tâm bất loạn. Tâm thức bất loạn của người cầu cứu là tâm thức của Quán Âm trụ. Đó chính là trạng thái hồi đầu tâm thức lúc trở về chơn tâm thường trú”.

 Tầm thinh cứu khổ nguyện

Tác giả: Đàm Hoa/Nguồn: Giacngo.vn

TIN, BÀI LIÊN QUAN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm