Người trí tuệ khi bị hiểu lầm vì sao lại không giải thích?
Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi cố chấp, không phải giải thích nhiều, đây là lựa chọn của người có trí tuệ.
Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi cố chấp, không phải giải thích nhiều, đây là lựa chọn của người có trí tuệ.
Nhân sinh trên đời, lúc nào cũng muốn giải thích một chút để tránh hiểu lầm, nhưng mà, một khi giải thích lại phát hiện dù cố gắng thế nào cũng vô dụng, thậm chí càng nói càng tệ hơn. Bởi vậy, làm người không cần giải thích chính là lựa chọn của bậc trí giả vậy. Chọn cách im lặng, là biểu hiện của sự trưởng thành.
Núi cao không cần giải thích về độ cao của chính mình, mà vẫn đứng sừng sững trong mây; biển lớn không cần giải thích độ sâu của mình, mà vẫn cứ dung nạp trăm sông không ngừng nghỉ; đất dày không cần giải thích độ dày của mình, mà tấm lòng vẫn bao la nâng đỡ vạn vật.
Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi cố chấp, không phải giải thích nhiều, đây là lựa chọn của người có trí tuệ. Sống trên đời, chúng ta thường vướng mắc vào những thứ không đáng, lãng phí quá nhiều thời gian quý giá. Những cái “đừng” dưới đây, có lẽ mỗi chúng ta cũng đều nên suy nghĩ:
1. Đừng đánh giá người khác là tốt hay xấu, bởi điều đó cũng không ảnh hưởng tới bát cơm của bạn.
2. Đừng đánh giá đức hạnh của người khác, bởi bạn đâu chắc đã cao hơn người ta.
3. Đừng đánh giá gia đình của người khác, bởi nó không có liên quan chút nào tới bạn.
4. Đừng đánh giá học vấn của người khác, bởi sự học là vô bờ, cũng là việc cần nỗ lực cả đời.
5. Đừng đánh giá về bất kỳ ai, cho dù là người bạn xem thường nhất.
6. Đừng tiêu tiền tùy tiện, bởi ngày mai có thể bạn sẽ là người tiếp theo thất nghiệp.
Người càng trí tuệ, sống càng giản đơn
7. Đừng vênh váo tự đắc, bởi ngày mai có thể bạn sẽ là người tiếp theo sa cơ thất thế.
8. Đừng khoa trương quá, phải hiểu là không có ai thua kém bạn cả. Tóm lại, làm người thì nên khiêm tốn một chút.
9. Đừng dựa dẫm vào người khác, bởi cuộc sống ai cũng có gánh nặng, ai cũng muốn được sống thoải mái cả.
10. Đừng làm tổn thương người khác, nhân quả sớm muộn cũng sẽ đến.
11. Làm người không cần phải giải thích, là lựa chọn của bậc trí giả vậy.
12. Đừng tùy tiện nổi nóng, không ai nợ nần gì bạn cả. Hiện tại nhiều đau khổ, nhưng một thời gian sau quay đầu nhìn lại, sẽ phát hiện mọi chuyện đều không đáng gì. Chúng ta thường hay phàn nàn cuộc đời này bất công, kỳ thực không thể biết được chúng ta là ai trên cuộc đời này…
13. Đừng bàn luận ai tu tốt hay không tốt, tu hành tùy thuộc mỗi người, người khác chính là cái gương của bạn, phản chiếu thiếu sót của bản thân, chỉ ra chỗ chưa tới trong tu luyện của bạn.
Nước trong quá thì không có cá, người xét nét quá thì không có bạn, cuộc sống đôi khi cần hồ đồ một chút, khôn khéo quá sống thật rất mệt mỏi. Cuộc sống đừng quá coi trọng danh lợi, giản dị một chút sẽ tự do tự tại. Bạn cho đi càng nhiều, thì nhận lại cũng càng nhiều.
Học cách khoan dung, giúp cuộc sống bạn rời xa phiền não; học cách cho đi, cuộc sống của bạn sẽ tràn ngập ánh mặt trời; học cách buông bỏ, tuy bản thân rất quan trọng, nhưng dù không có bạn thì trái đất này vẫn quay. Kỳ thực, trời xanh thăm thẳm, mây đen rồi sẽ bay đi; kỳ thực, mộng ảo rất ngắn, vạn vật đều thuận với tự nhiên; kỳ thực, nước mắt cũng ngọt, hết thảy đều là do tâm thái của bạn quyết định.
Tĩnh tâm nghĩ về những chuyện đã trải qua, không bàn luận chuyện của người khác, có thể chịu khổ chính là chí sĩ, chịu thiệt không phải là kẻ ngốc, kính trọng quân tử thể hiện ra đức hạnh, sợ tiểu nhân không phải bất lực, lùi một bước biển rộng trời cao. Muốn tiến bộ phải biết khiêm nhường, khi đắc ý không nên cao hứng, làm việc gì đều nên lưu lại cho mình một đường lui.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm