Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 12/04/2021, 14:11 PM

Ươm hạt giống từ bi trí tuệ

Phiền não đoạn diệt tận gốc nên không cần phải dụng tâm điều khiển, khống chế, hóa giải. Trí tuệ, từ bi phát huy diệu dụng vào việc độ sinh nên không cần phát nguyện, không cần quyết tâm, không cần bàn đến mục tiêu để nỗ lực nữa.

Tưới tẩm hạt giống thủy chung

Tự trưởng thành rất quan trọng, cũng không bao giờ có giới hạn, nhưng phải chăng đó là mục đích cuối cùng của cuộc sống? Trong giai đoạn còn phàm phu, chúng ta cần không ngừng trưởng thành, nỗ lực vun bồi nhân cách, mở rộng giới hạn đời mình. Nhưng khi đạt đến quả vị Bồ-tát sẽ không còn vấn đề trưởng thành hay không nữa.

Chư vị Bồ-tát được nhắc đến trong kinh Bát-nhã, Kim cương, kinh Duy-ma đều có từng cấp bậc riêng. Mỗi cấp bậc nói lên vị trí tu chứng của vị đó. Khi đạt đến “vô sinh pháp nhẫn” phiền não không còn sinh khởi, tận diệt phiền não, từ quả vị này chư vị Bồ- tát không cònphải làm gì cho mình nữa, không còn phải tu tập sửa đổi điều gì nữa mà chỉ vận dụng từ bi và trí tuệ một cách tự nhiên nên không còn vấn đề trưởng thành hay không nữa. Vận dụng từ bi trí tuệ một cách tự nhiên là định luật “tĩnh trong động, động trong tĩnh, tĩnh tuyệt đối và động tuyệt đối” của vật lí học. Đạt đến quả vị này, phiền não tận diệt vĩnh viễn không còn sinh khởi nên “vĩnh viễn bất động” luôn trong trạng thái tĩnh. Nhưng trí tuệ và từ bi trở thành hai nguồn động lực vận động phát triển mãi mãi không ngừng nên “tuyệt đối vận động”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phiền não đoạn diệt tận gốc nên không cần phải dụng tâm điều khiển, khống chế, hóa giải. Trí tuệ, từ bi phát huy diệu dụng vào việc độ sinh nên không cần phát nguyện, không cần quyết tâm, không cần bàn đến mục tiêu để nỗ lực nữa. Lúc đó chỉ có hành vi duy tác, luôn trong trạng thái tĩnh nhưng từ bi trí tuệ chưa bao giờ xả bỏ hạnh độ sinh. Thực hiện công hạnh hóa độ vô duyên (1) mọi lúc mọi nơi, mọi đối tượng. Khi đó không cần phải xác định cần làm gì mà chỉ tùy duyên ứng hiện. Duyên được nhắc đến ở đây chỉ duyên giữa chư Phật, Bồ-tát và chúng sinh. Một khi duyên của chúng sinh bắt nhịp với từ tâm, trí tuệ tâm của Bồ-tát sẽ tự nhiên tác động hóa giải phiền não đau khổ cho chúng sinh. Thực ra bất kì chúng sinh nào cũng có duyên với Phật, với chư vị Bồ-tát. Chỉ cần chúng sinh thành tâm hướng về Phật, về Bồ-tát thì lúc nào các vị đó cũng ra tay cứu độ.

Phàm phu chúng ta cần phải thực hiện bằng được một việc đó là phát nguyện, sau đó vận dụng tất cả tâm trí mình để thực hiện lời thề nguyện đó. Như thế mới mong gặt hái thành tựu trên đường tu tập. Nhưng các vị đại Bồ-tát không cần cố tạo bất kì duyên nào, nên thường gọi là “đại từ vô duyên”(2). Bồ tát không cần phát nguyện vì ngài có mặt khắp nơi để độ sinh,nên kinh thường nói các vị Bồ-tát có lòng từ bi vô lượng, trí tuệ vô biên. Ngoài ra, phật và Bồ tát không cần phải “thể nhập vô ngã” căn bản vì các ngài không còn tự ngã, không còn lấy mình làm trung tâm, không còn mong cầu gì cho riêng mình, không còn phải hỏi “nên làm gì, không nên làm gì”, “nên cứu ai, không nên cứu ai”, “nên đi về đâu, không đi về đâu”,… đấy chính là vô ngã. Vô ngã không có nghĩa là chẳng có gì cả mà là không còn đối tượng phiền não, không còn chủ thể phiền não, không còn ý thức rằng mình có giá trị hay không, không còn biết mình tồn tại,… căn bản vì không còn ý nghĩ là “tôi” là “của tôi” nữa.

Chân thật là đạo đức trong kinh doanh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có người cho rằng, đến cuối cùng tất cả đều vô ngã phải chăng đó là sự trống rỗng? Thực ra sau khi thành Phật, nhập vô dư (3). Niết-bàn thì trí tuệ của Phật vẫn mãi mãi khởi tác dụng trong việc độ sinh ở đời. Cõi tịnh độ của các ngài vẫn có mặt khắp mười phương thế giới, các ngài ứng hiện khắp tam giới độ sinh nhưng vẫn thường ngự trong tòa bồ đề. Đây là trạng thái cao nhất của giác ngộ, trạng thái hoàn toàn vô ngã, đồng thời đây mới chính là cái đích thực sự mà chúng ta hướng tới.

Chú thích: 

1. Công hạnh hóa độ vô duyên: chỉ sự hóa độ của Bồ-tát đã đạt đến trình độ không cần phải nhờ vàonhân duyên, luôn ứng hiện với mọi loài chúng sinh khi họ cần đến (ND).

2. Đại từ vô duyên: Lòng từ bi rộng lớn sẽ cứu giúp cho những đối tượng không có duyên với mình(ND).

3. Nhập vô dư: Niết bàn chia thành hai cấp độ: hữu dư niết bàn và vô dư niết bàn, hữu dư nghĩa gốc làcòn thừa ‘còn một chút khổ’ chỉ niết bàn nhưng chưa tuyệt đối vì còn mang thân thể con người, ví dụ như Phật, Bồ tát, La hán đã chứng niết bàn nhưng vẫn còn khổ vì còn thân, trường hợp này là hữu dưniết bàn. Khi xả bỏ báo thân (chết) gọi là nhập vô dư niết bàn, tức hoàn toàn không còn khổ gì nữa. Tuy nhiên không nên dùng niết bàn tuyệt đối hay tương đối, nếu nói niết bàn tương đối để chỉ hữu dưniết bàn thì người ta sẽ nghĩ khác…(ND).

Con phải làm gì khi con giận?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học cách trân quý từng phút giây còn sống

Sống an vui 15:00 21/11/2024

Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.

Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe

Sống an vui 13:30 21/11/2024

Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.

Thời gian chẳng ngừng trôi, và giờ đây, ta đã già

Sống an vui 07:30 21/11/2024

Một thoáng trôi qua, còn nhớ ngày xưa, ta tươi trẻ và tràn đầy hoài bão. Thời gian chẳng ngừng trôi, và giờ đây, ta đã già. Những nếp nhăn trên khuôn mặt và mái tóc bạc điểm lên hành trình dài mà ta đã trải qua.

7 loại rau thơm nên ăn thường xuyên giúp cơ thể sống khỏe

Sống an vui 16:40 20/11/2024

Rau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chứa các hợp chất sinh học hoạt tính.

Xem thêm