Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 05/12/2022, 11:43 AM

Người từ bi ắt sẽ có trí tuệ và người trí tuệ ắt sẽ có từ bi

Thưa Thầy, con không biết sự biến chuyển trong nhận thức và hành vi của con như vậy là tốt hay xấu, là con đang tập sống đúng Pháp hay là sự vô cảm, vô ơn? Nếu đó chỉ là vô ơn vô cảm thì xin Thầy cho lời dạy.

Câu hỏi:

Dạ con kính lễ Thầy.
Con đọc thấy nhiều bạn trình thầy về lòng biết ơn. Dù chỉ là một quả cây nhỏ đang cầm trong tay, có bạn cũng thấy ra được quả ấy cùng một bản chất với người cầm, góp phần nuôi sống và từ đó các bạn ấy biết ơn mọi người mọi vật. Con biết sự cảm nhận như vậy là từ bi và cao quí, nhưng sao con không bao giờ cảm nhận được thế!
Con nhận thức rằng mình may mắn có duyên phước được sống tại một đất nước văn minh hạng nhất, mọi mặt vật chất đều được bảo đảm, do vậy con đã tận tâm làm việc rất nghiêm túc và chia sẻ rộng rãi để trả ơn chúng sinh. Còn những xúc cảm thâm sâu của lòng biết ơn như các bạn chia sẻ thì thật là con không có! Từ việc ăn uống ngủ nghỉ, làm việc, giao tiếp... con thấy đó là những pháp diễn ra theo nhân duyên. Con được ăn một trái cây ngon, một bữa ngon, hay phải bỏ mất một bữa thì cũng chỉ là do duyên hay nghiệp, vật thực đó cũng chỉ là tứ đại sinh ra rồi hoại diệt, rồi lại sinh ra chỗ khác, lúc khác, như chính thân con đây vậy. Người khác đối xử dễ thương hoặc tệ bạc với con là cái duyên để con học ra bài học mà thôi. Vậy nên bây giờ con khá thản nhiên trước mọi người mọi sự. Gần đây có vấn đề tiền bạc xảy ra với con, nhưng con để cho người đòi hỏi dành phần hơn mà không chấp trước gì. Pháp vận hành làm mình mất của thì cứ để cho Pháp vận hành mà chiêm nghiệm thôi. Của cải ấy có phải là "của con" đâu!
Từ khi được Thầy dạy cho giáo pháp, con quay về quán sát thân tâm là chủ yếu.
Con hết sức tạ ân Thầy dạy đạo cho con ạ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Cả hai đều đúng. Người biết ơn mọi sự mọi vật xuất phát từ cảm tính, từ bi, thuộc về Hạnh. Người thấy mọi sự mọi vật như thị xuất phát từ lý tính, trí tuệ, thuộc về Minh. Bậc giác ngộ có đầy đủ cả hai đức tính ấy nên gọi là Minh Hạnh Túc. 

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 22/11/2024

Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.

Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024

Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.

Hội đủ 5 yếu tố tạo nên nghiệp sát

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 19:40 19/11/2024

Hỏi: Con muốn hỏi Thầy về giới, Thầy cho con hỏi sử dụng xà bông, nước rửa chén, kem đánh răng hay bột giặt có phải là phạm giới sát sanh? Hồi xưa thời của đức Phật không có những thứ này nên các vị thời đó nếu muốn giữ giới đều có thể hoàn hảo có phải không Thầy?

Hiểu rõ hai chữ "căn tu"

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:46 16/11/2024

Thưa Thầy, làm thế nào để nhận biết một người có “căn tu” ạ?

Xem thêm