Thứ năm, 19/10/2023, 17:05 PM

Người tu học Phật là phải hiền thiện

Hằng ngày, các Phật tử phát tâm ăn chay, rồi đi chùa tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tu Bát quan trai, tu một ngày an lạc… thế nhưng các vị tự hỏi lòng mình có thật sự hiền thiện chưa?

Hay những lúc gặp những điều chướng tai, gai mắt, gặp những việc bất như ý thì tâm dễ sân si, gặp của quý thì tâm tham dễ khởi. Khi đó, tâm liền móng khởi những tư tưởng xấu quấy ác. Do có những sự việc xảy ra như thế, nên dân gian mới có câu:

“Ngoài miệng thì niệm nam mô

Trong bụng thì chứa một bồ dao găm”,

Hay là:

“Sân si nghiệp chướng không chừa

Bo bo mà giữ tương dưa làm gì?”…

Những câu này để chế giễu những người tu ăn chay mà tâm còn dữ quá, chưa hiền diệu. Ấy là chúng ta chưa thật sự tu tập, chưa thật sự niếm một chút hương vị của chánh pháp, chưa có sự thân chứng trong việc tu học nên khi gặp ngoại cảnh chi phối, gặp chướng duyên thì tâm liền phát khởi các bất thiện pháp.

Người hiền trí là người có đầy đủ trí tuệ để nhận biết đúng sai, phải quấy, biết kiểm soát hành vi nơi thân khẩu ý của mình. Họ là người luôn tránh xa điều ác, siêng làm việc thiện, biết dùng chánh kiến để bảo vệ cái thiện, chống lại cái sai, cái ác…

Người hiền trí là người có đầy đủ trí tuệ để nhận biết đúng sai, phải quấy, biết kiểm soát hành vi nơi thân khẩu ý của mình. Họ là người luôn tránh xa điều ác, siêng làm việc thiện, biết dùng chánh kiến để bảo vệ cái thiện, chống lại cái sai, cái ác…

Nếp sống đạo đức của người Phật tử, được mô tả trong kinh Pháp cú (phẩm Phẫn nộ), là nếp sống chuyên phòng hộ và tu tập ba nghiệp, không để cho ba nghiệp rơi vào hành vi ác, bất thiện. Nếp sống đạo đức của người Phật tử là nếp sống biết làm điều gì và không làm điều gì.

Bậc hiền không hại ai

Thân thường được chế ngự

Đạt được cảnh bất tử

Đến đây, không ưu sầu.

(PC.225)

Bậc trí bảo vệ thân

Bảo vệ luôn lời nói

Bảo vệ cả tâm tư

Ba nghiệp khéo bảo vệ.

(PC.234)

Người Phật tử tu tập cần nên kiểm soát thân tâm của mình trong mỗi lúc. Giá trị của người tu không phải nằm ở vẻ đẹp hình thức bên ngoài, mà chính là sự thanh tịnh nơi tâm, sự chế ngự được tham sân, ganh ghét, dối trá… Do đó, bất cứ hành vi nào đem đến sự nhiễm ô, làm ngăn cản con đường tu tập giác ngộ thì người Phật tử cần nên chánh niệm tỉnh giác nhận ra, để từ bỏ chúng.

Không phải nói lưu loát

Không phải sắc mặc đẹp

Thành được người lương thiện

Nếu ganh, tham, dối trá.

Ai cắt được, phá được

Tận gốc nhổ tâm ấy

Người trí ấy diệt sân

Được gọi người hiền thiện.

(PC.262-263)

Trích từ bài giảng Khóa tu Phật thất tại chùa Hoằng Pháp 17.11. Đinh Dậu)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Xem thêm