Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 04/01/2024, 11:00 AM

Người tu Pháp Hoa

Kinh Pháp Hoa là bộ kinh được nhiều người thọ trì, đọc tụng, lễ bái, kính ngưỡng. Nhiều người tu Pháp Hoa đều được kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, tùy theo niềm tin và việc làm của mỗi hành giả mà có những kết quả khác nhau.

Audio

Nhân đây, tôi muốn nhắc nhở thêm về việc trì tụng Pháp Hoa. Đức Phật dạy rằng người tin Phật, đi theo con đường của Phật mà không hiểu Phật, sẽ dễ trở thành phỉ báng Phật. Người đọc tụng kinh Pháp Hoa cũng vậy; nếu không hiểu nghĩa kinh, cũng có công đức nhưng rất giới hạn. Điều tôi nhắc nhở quý vị cần suy nghĩ, cân nhắc là chúng ta đừng để vấp phải sai lầm khi trì tụng kinh Pháp Hoa mà không nhận chân được ý nghĩa sâu sắc trong kinh và không ứng dụng được nghĩa lý để trang nghiêm thân tâm trong cuộc sống, thì sẽ dễ phạm tội phỉ báng kinh Pháp Hoa. Tội phỉ báng kinh Pháp Hoa, hay phỉ báng pháp Như Lai lớn hơn cả tội ngũ nghịch thập ác.

Phật dạy trong kinh Pháp Hoa rằng chỉ cần thọ trì một câu, một kệ, một niệm tùy hỷ cũng tăng tiến đạo Bồ đề; nghĩa là cũng phát triển được sự hiểu biết và đạo đức của chúng ta. Chỉ hiểu và ứng dụng được tinh ba của Pháp Hoa trong một niệm tâm, một câu, hay một bài kệ mà còn được công đức, huống chi là cả bộ kinh. Trước khi nói Pháp Hoa, Đức Phật nói kinh Vô Lượng Nghĩa, rồi nhập Vô lượng nghĩa xứ Tam muội. Kinh chỉ ghi đơn giản như vậy. Nhưng theo sớ giải của Thế Thân Bồ tát thì Vô Lượng Nghĩa chính là Pháp Hoa, hay Vô Lượng Nghĩa là một tên khác của Pháp Hoa.

Tư cách hành giả Pháp Hoa

02

Vì vậy, kinh Pháp Hoa không phải chỉ có trong 28 phẩm mà chúng ta thường đọc tụng. Triển khai yếu nghĩa này, Trí Giả đại sư kiến giải rằng kinh Pháp Hoa ở trong bốn chữ Diệu Pháp Liên Hoa. Kinh Pháp Hoa không phải là ngữ ngôn, văn tự nữa. Tâm là Diệu Pháp, thân là Liên Hoa; đó mới thực sự là kinh Pháp Hoa.

Tâm là Diệu Pháp gợi cho chúng ta nhớ rằng người tu Pháp Hoa phải có tâm trong sáng, vô nhiễm. Hành giả Pháp Hoa hiện hữu trên cuộc đời, không bị hoàn cảnh chi phối, không bị vui buồn vinh nhục lay động. Ý này rất quan trọng. Tụng Pháp Hoa suốt ngày, suốt đời, nhưng tâm hồn luôn luôn chao đảo vì ngoại duyên là tu Pháp Hoa theo hình thức, chưa đi vào cốt lõi.

Theo Pháp Hoa, cốt lõi là tâm như viên ngọc sáng hàm chứa vô tận tạng, nói đơn giản thì đó là kho báu vô tận. Thật vậy, tài sản quý giá nhất đối với người tu theo Phật là tâm trong sáng có công năng chứa được công đức vô lượng. Chỉ cần khai tâm này, hay khai tri kiến thì chúng ta sử dụng kho báu ấy trong suốt cuộc đời này cho đến muôn đời sau cũng không hết. Phải ứng dụng được sự linh hoạt vô cùng tận của tâm, mới gặt hái được kết quả siêu tuyệt, vượt ngoài khả năng hiểu biết bình thường theo thế gian mà kinh gọi là bất khả tư nghì.

Tụng hay không tụng Pháp Hoa, nhưng có tâm hồn giải thoát, trí tuệ sáng suốt và tấm lòng từ ái, thì đó chính là hành giả Pháp Hoa. Căn cứ trên ba tiêu chuẩn này, trước nhất người tu phải xây dựng đạo đức thực sự cho chính mình. Mọi người đánh giá chúng ta đạo đức thì mới trở thành nhà truyền giáo xứng đáng thay Phật giáo hóa độ sanh trên cuộc đời này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (I)

Kiến thức 15:14 30/04/2024

Kinh Dược Sư gửi một thông điệp đến tất cả mọi người về một lý tưởng độ sinh của đức Phật Dược Sư về một con đường tự mình giải thoát, tự mình giác ngộ, thông qua những nguyện lực, tha lực của đức Phật. 

Oai nghi và giới luật

Kiến thức 15:00 30/04/2024

Luật tức là Tỳ-ni, gồm oai nghi và giới luật, là bước đầu cho người mới vào đạo thực hành để ngăn ngừa tội lỗi, nên gọi là nhằm sửa mọi điều dở tệ. Ban đầu, tâm người mới vào đạo giống như con trâu hoang, nếu không có giới luật kềm giữ thì nó mặc tình ăn cỏ mạ của người.

Phước huệ song tu

Kiến thức 14:14 30/04/2024

Có người chỉ thích làm phước, gieo nhân giàu sang sung túc chứ không thích gieo nhân trí tuệ. Bởi họ nghĩ rằng gieo nhân giàu sang thì dễ làm hơn. Chỉ cần bỏ tiền của ra bố thí, làm các việc từ thiện thì sẽ được phước báo.

Xem thêm