Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 30/04/2022, 10:16 AM

Người vô sự thì đói ăn, mệt ngủ

Các thiền sư đời sau đã học theo hạnh “đói ăn, mệt ngủ” của Thế Tôn, đúng là “Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền”. Khi “việc làm đã xong, gánh nặng đã đặt xuống” thì các Ngài có thể tha hồ tùy ý, tự tại vô ngại.

Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha, tại Veluvana. Rồi Thế Tôn sau khi đã đi kinh hành ngoài trời đến khi đêm gần mãn, Ngài rửa chân, bước vào tinh xá nằm xuống phía hông bên phải theo thế nằm của con sư tử, hai chân gác lên nhau, chánh niệm tỉnh giác và nghỉ đến lúc thức dậy.

Rồi ác ma đi đến, nói lên bài kệ sau đây với Thế Tôn:

Sao Ngài còn nằm ngủ

Sao Ngài vẫn nằm ngủ

Sao Ngài ngủ như vậy

Như kẻ chết nằm co.

Nghĩ rằng nhà trống không

Nên Ngài ngủ như vậy

Sao Ngài ngủ như vậy

Khi mặt trời đã mọc?

Thế Tôn đáp:

Khi không còn tham ái

Với lưới triền nọc độc

Người vậy được giải thoát

Không bị dẫn nơi nào.

Ác ma, Bậc Giác ngộ!

Mọi sanh y diệt tận

Vị ấy nếu có ngủ

Các ông làm được gì?

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 4, phẩm 1, phần Thụy miên, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.238)

Khi việc lớn sanh tử chưa giải quyết xong thì đam mê ngủ nghỉ là đọa lạc nhưng khi đã giác ngộ rồi thì ngủ hay thức đều là phương tiện tùy duyên hóa độ chúng sanh.

Khi việc lớn sanh tử chưa giải quyết xong thì đam mê ngủ nghỉ là đọa lạc nhưng khi đã giác ngộ rồi thì ngủ hay thức đều là phương tiện tùy duyên hóa độ chúng sanh.

Lời bàn: 

Các thiền sư đời sau đã học theo hạnh “đói ăn, mệt ngủ” của Thế Tôn, đúng là “Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền”. Khi “việc làm đã xong, gánh nặng đã đặt xuống” thì các Ngài có thể tha hồ tùy ý, tự tại vô ngại. Đối với Thế Tôn nằm ngủ hay tọa thiền, hai việc này xem ra chẳng khác gì nhau.

Chúng ta không thể nào đem tình phàm để lượng Thánh, tức phán xét về hành vi, lời nói hay ứng xử phi phàm của Phật, Bồ tát hay các thiền sư đã giác ngộ. Bởi tất cả mọi biểu hiện đều trở thành diệu dụng độ sanh của các Ngài. Đôi lúc, các Ngài thể hiện một số việc làm có vẻ như trái đạo (hành tung của Tế Điên Hòa thượng chẳng hạn) nhưng thực ra đó chỉ là nghịch hạnh, nhằm giáo hóa những đối tượng đặc biệt và hết thảy những việc làm ấy đều không ngoài bi nguyện độ sanh.

Như Thế Tôn, Ngài vẫn nằm dài ngủ say khi mặt trời đã mọc khiến cho ác ma thấy rằng đây là cơ hội tốt để công kích Ngài. Nhưng ác ma đâu có ngờ rằng đó cũng là cơ hội cho Thế Tôn giáo hóa. Nhờ đó, ác ma thấy rằng, đối với người đã giác ngộ giải thoát thì ra khỏi lưới ma, không một thế lực nào có thể chi phối được, họ là thầy của trời người.

Tuy nhiên, đối với hàng sơ cơ nhập đạo thì ngủ nghỉ là một trong những triền cái làm ngăn che tuệ giác, chướng ngại thiền định đồng thời còn là một trong năm món dục ưa thích nhất đối với chúng sanh. Vì thế, trong nhà thiền gọi mê ngủ là con ma, là rắn độc cần phải loại trừ. Khi việc lớn sanh tử chưa giải quyết xong thì đam mê ngủ nghỉ là đọa lạc nhưng khi đã giác ngộ rồi thì ngủ hay thức đều là phương tiện tùy duyên hóa độ chúng sanh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Pháp sư là vị nói Pháp khiến sinh ly dục và tịch tĩnh

Lời Phật dạy 13:30 22/04/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Bố thí ít được phước nhiều

Lời Phật dạy 11:28 22/04/2024

Nếu hội đủ duyên lành bố thí cúng dường cho chúng Hiền Thánh thì “bố thí ít được phước nhiều, bố thí nhiều được phước nhiều hơn”. Có điều, không dễ tìm ra các bậc Thánh ở đời để gieo duyên. Nên chăng, hãy gieo duyên bố thí với người trì giới, có đạo đức, sống vì mọi người.

Thấy khổ đau nhiều hơn hạnh phúc để sống nhẹ nhàng hơn

Lời Phật dạy 08:00 20/04/2024

Đời người như những chuyến xe, ngược xuôi bất tận giữa dòng mưu sinh đầy biến động với vô vàn chia ly và hội ngộ. Trớ trêu là hội ngộ với những điều không đáng hội ngộ, chia ly với những điều không thể chia ly, ấy vậy mà người ta khổ.

Phật dạy về sự hộ niệm

Lời Phật dạy 09:20 19/04/2024

Sinh thuận tử an là một phước báo lớn. Để có được một một sự ra đi nhẹ nhàng và bình an, chìm vào “giấc ngủ ngàn thu” một cách lặng lẽ không đau đớn, vật vả, quằn quại và hốt hoảng là điều không phải ai cũng có được.

Xem thêm