Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 27/07/2022, 13:52 PM

Người vừa tu phước vừa biết kiệm phước tuổi thọ sẽ dài

Tôi lần đầu tiên đến Canada để giảng kinh, đồng tu bên đó nói với tôi, ở Vancouver có một vị hộ pháp lớn, cúng dường pháp sư Tuyên Hóa một tòa nhà lớn, lúc đó tòa nhà trị giá một triệu đôla Mỹ, tôi có tham quan rồi. Nguyên nhân gì cúng dường vậy?

Trong một bữa cơm, ông nhìn thấy pháp sư Tuyên Hóa dùng một tờ giấy vệ sinh (tức là giấy chùi miệng), ngài đã dùng tám lần, dùng xong một lần thì gấp lại, dùng hết tám lần. Ông đã bị cảm động, nên cúng dường một triệu. Đây là quả báo của tiếc phước. Pháp sư Tuyên Hóa, trong rất nhiều thành phố lớn ở Mỹ đều có đạo tràng, Ngài có phước báo lớn. Phước báo từ đâu mà có vậy? Do tiếc phước. Ngài tiếc kiệm thật sự, tiếc phước thật sự, đời sống bản thân thật sự tiếc kiệm, người khác không làm được. Ngài ngày ăn một bữa, không nằm đơn, ở trong phòng không có giường, giữ giới rất nghiêm, những chỗ này đáng để chúng ta tán thán, đáng để chúng ta học tập. Ngài nói về những thần thông, cái này thì chúng tôi không tán thán ngài, nhưng mà về phương diện giữ giới, tiếc phước này, chúng ta cần phải hướng về ngài học tập. Mười điều này chúng tôi chỉ giới thiệu đơn giản với các vị đồng tu đến chỗ này. Trong chú giải nói vô cùng tường tận, mọi người tự mình có thể tham khảo. A Di Đà Phật!

Người biết tiếc phước, tuy tuổi thọ đến rồi nhưng phước chưa hưởng hết thì họ sẽ không chết, tuổi thọ của họ tự nhiên kéo dài.

Người biết tiếc phước, tuy tuổi thọ đến rồi nhưng phước chưa hưởng hết thì họ sẽ không chết, tuổi thọ của họ tự nhiên kéo dài.

Người xưa có một câu nói rất hay: “Lộc tận nhân vong”. Lộc là gì vậy? Là phước báo. Ví dụ tuổi thọ của bạn rất dài, khoảng 80 – 90 tuổi, phước báo có trong 80 – 90 tuổi của bạn, nhưng bạn không biết tiếc phước, đến 50 – 60 tuổi đã hưởng phước hết rồi. Khi hưởng hết rồi thì tuổi thọ tuy còn nhưng cũng phải chết, vì phước không còn nữa. Từ đó cho thấy, tiếc phước rất quan trọng. Người biết tiếc phước, tuy tuổi thọ đến rồi nhưng phước chưa hưởng hết thì họ sẽ không chết, tuổi thọ của họ tự nhiên kéo dài. Tại sao vậy? Vì phước chưa hưởng hết, họ còn có phước dư, chúng ta thường nói “thêm phước thêm thọ”. Thêm phước có hai phương pháp, một là tự mình biết tu phước, hai là tự mình biết tiếc phước. Vừa biết tu phước, vừa biết tiếc phước thì tuổi thọ của họ đương nhiên sẽ kéo dài. Đây là đạo lý nhất định.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Xem thêm