Thứ năm, 21/07/2022, 07:14 AM

Những phép tắc người cư sĩ cần biết để tránh tổn giảm phước cho mình

Chùa hay các tự viện, tịnh thất là nơi tu tập, khi đến những nơi này là để hỏi đạo, nghe pháp, xin giới, hành thiền và tạo các việc phước thiện cúng dường Tam Bảo hay làm công quả. Không phải nơi để du lịch, tụ tập vui chơi, nên nói năng đi đứng cần có sự chánh niệm, từ tốn, lễ phép.

1. Khi đến chùa, các tịnh thất hay các trú xứ tu tập 

Chùa hay các tự viện, tịnh thất là nơi tu tập, khi đến những nơi này là để hỏi đạo, nghe pháp, xin giới, hành thiền và tạo các việc phước thiện cúng dường Tam Bảo hay làm công quả. Không phải nơi để du lịch, tụ tập vui chơi, nên nói năng đi đứng cần có sự chánh niệm, từ tốn, lễ phép.

Khi đến, trước tiên đảnh lễ tôn tượng Đức Phật sau đó là Chư Tăng (Vị Trụ Trì hoặc vị Sư mình cần gặp). Đảnh lễ để tỏ lòng cung kính Tam Bảo và cầu học chứ không phải chỉ lạy cho phải phép.

Không được tự ý vào cốc liêu, phòng riêng hay chỗ sinh hoạt của tu sĩ. Nếu người có phận sự như người hộ độ, người làm các việc Phật sự trong chùa muốn vào thì phải thưa và xin phép trước.

Những vật dụng riêng của tu sĩ, cư sĩ không tự ý lấy dùng như: Mũ nón, y bát, tọa cụ...

Khi muốn làm gì trong trú xứ chư Tăng, Ni cư ngụ thì phải xin phép trước để tránh động niệm gây tổn phước.

Ăn mặc nên kính đáo, không mặc quần áo ngắn, không trang điểm lòe loẹt.

Không được tự ý lấy các vật dụng của Tam Bảo dùng riêng cho mình, trừ khi được sự cho phép.

Các chùa theo truyền thống Nguyên Thủy hoặc các thiền viện, tịnh thất ẩn cư, thường là nơi hành thiền, nơi các vị tu tập hạnh độc cư, không phục vụ công chúng hay các sinh hoạt như chùa PG Phát Triển nên khi đến phải xin phép trước và nói rõ lý do, mục đích và thời gian lưu trú để trú xứ tiện sắp xếp.

Phép tắc của người Phật tử nơi cửa thiền

atac2.phatgiao.org.vn

2. Phép tắc thưa thỉnh, tác bạch thỉnh quý sư đến tư gia hoặc có duyên sự. 

Khi có duyên sự muốn thưa như hỏi pháp, tác bạch điều gì trước tiên đảnh lễ ba lạy, sau đó quỳ chắp tay và thưa : Ví dụ như : Kính bạch Sư, Thầy...hôm nay con có duyên sự xin kính thỉnh, kính hỏi...( Đối với những Phật tử thuần thành thì đã được chỉ dạy các bài kinh tác bạch ). Nếu vì ở xa, phương tiện thưa thỉnh qua điện thoại hay các phương tiện thông tin thì nên dùng lời lẽ cung kính, lễ phép tác bạch rõ ràng điều muốn thưa.

Không được ngồi chung bàn hoặc ngang hàng với chư Tăng, Ni khi hỏi đạo, hỏi pháp mà phải ngồi thấp hơn để tỏ lòng tôn kính Pháp và Người Nói Pháp.

Khi có duyên sự thỉnh quý sư đến tư gia để tụng kinh, cúng dường hay giáo giới thì nên có bàn và chỗ ngồi riêng, ăn mặc lịch sự, không được ca hát hay nhậu nhẹt khi có quý sư đến nhà.

Không nhờ quý sư làm việc này việc kia giúp mình, nhất là các việc không liên quan đến Phật Sự, hoằng pháp và việc Tam Bảo.

Khi muốn phát tâm hộ độ hay cúng dường cho quý sư về tứ vật dụng ( y áo, chỗ ở, thuốc men, vật thực) và phương tiện đi lại thì nên tác bạch trước thì quý sư thọ nhận mới đúng pháp. Những Phật Tử ở xa muốn gieo duyên cúng dường định kỳ hoặc hộ độ thì cũng cần tác bạch thưa trước, lúc cần đến thì quý sư báo mới đúng pháp. Ví dụ : Con xin phát tâm cúng dường vật thực, phương tiện hôm nay, hoặc định kỳ hàng tuần, hàng tháng...hoặc khi có hữu sự...v.v...

Đời sống xuất gia là đời sống tri túc, ngoài tứ vật dụng và phương tiện đi lại để cho hàng cư sĩ phát tâm gieo trồng thiện pháp. Quý sư không nhận tiền bạc phục vụ cho các mục đích cá nhân.

Nếu cúng dường, hùn phước xây dựng trú xứ tu tập như đất đai, cốc liêu thì nên tác bạch, quý sư là người đại diện Tam Bảo nạp thọ, có chư thiên hộ pháp chứng minh lòng thành. Sau khi thọ nhận quý sư tụng kinh chúc phúc hồi hướng phước báu đến thí chủ dâng cúng và đó là cơ sở thuộc về Tam Bảo và chư thập phương Tăng. Cá nhân hay cư sĩ không tự ý sở hữu hoặc can dự vào, trừ những vị hộ trì Tam Bảo đã được chư Tăng cho phép.

Những vật thực và vật dụng đã dâng cúng và quý sư đã nạp thọ thì cư sĩ không được tự ý đụng vào hoặc tự ý sử dụng, trừ khi được quý sư đã cho phép.

Mười điều bị tổn phước báu

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

3. Cách chào hỏi, xưng hô 

Chào tu sĩ bằng cách chắp tay ngang ngực, cúi đầu và nói con kính chào sư, con kính đảnh lễ sư...Không chào kiểu tay bắt mặt mừng, ôm hót, vịn vai bá cổ...

Tu sĩ là những người xuất gia, ra khỏi nhà thế tục, nên không được dùng các tên gọi như anh, chị, em...mà nên gọi Sư, Thầy, Sư Cô và xưng là con. Dù người đó trước đây có quan hệ huyết thống gia đình, nhưng khi đã xuất gia là người đại diện của Tam Bảo. Là thầy tâm linh cho chúng sanh nương tựa nên tránh xưng hô theo kiểu của thế tục.

Khi muốn nói chuyện, hỏi chuyện hay hỏi pháp thì nên mở đầu bằng từ Kính Thưa Sư, Kính Bạch Thầy... không nên nói trổng kiểu ngang hàng như bạn bè, không nói đùa giởn hay châm biếm bông đùa.

Xét thấy có nhiều vị cư sĩ, những người sơ sơ và cả những vị dù đi chùa và gần gũi tu sĩ rất nhiều, nhưng không biết hoặc không được chỉ dạy về những phép tắc trên. Điều đó làm suy giảm phước đức và oai nghi cho chính mình làm chướng ngại sự tiến hoá trên đường đạo và làm mất tịnh tín cho người sau.Phần khác, do thời nay mạng xã hội phát triển, sự tiếp xúc tu sĩ và học hỏi dễ dàng nên nhiều người quên đi những thiện pháp căn bản cần gìn giữ. Nên SC trích tập vài điều ở đây cho ai chưa biết thì thực hành để tránh phạm phải .

Như một người đi đường, nếu không biết các hướng đi, không khéo cẩn thận quan sát, không rành điều khiển phương tiện và thông thạo các ngõ ngách....thì rất dễ bị gặp tai nạn và nguy hiểm cho mình nên cần tuân thủ các luật giao thông. Cũng vậy, với người chưa giác ngộ, chưa thông suốt về phước nghiệp...thì còn phải cần đến các giới luật và phép tắc để giúp phòng hộ cho mình. Nếu biết giữ gìn các phép tắc và giới điều thì dễ dàng tăng trưởng căn lành, tránh tổn giảm phước cho bản thân, làm thăng tiến thiện duyên, thiện hạnh trên con đường tu tập cho hàng Phật tử tại gia.

Với từ tâm!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ

Kiến thức 16:17 23/12/2024

Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Xem thêm