Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 11/05/2024, 16:36 PM

Nguồn gốc chung bảng tông Lâm Tế 

Người khai sáng Tông này là Thiền sư Nghĩa Huyền. Vì phong cách hoằng dương đặc biệt theo tông môn tại Thiền viện Lâm Tế ở Trấn Châu nay thuộc tỉnh Hà Bắc, do đó mà đời sau gọi là Tông Lâm Tế. 

Thiền sư Nghĩa Huyền người huyện Nam Hoa Tào Châu. Sau khi xuất gia Ngài đi du phương học đạo, từng đến tham học với Thiền sư Hy Vận ở núi Hoàng Bá Hồng Châu và Thiền sư Đại Ngu ở Than Đầu Cao An. 

Năm thứ 8 đời Đường Đại Trung (854), Ngài đến Trấn Châu sáng lập viện Lâm Tế bên bờ sông Hô Đà, tiếp Tăng độ chúng, tông phong từ đó mà hưng thạnh. Sư viên tịch vào ngày 10 tháng 4 năm Hàm Thông thứ tám (867). 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Lục Tổ bảo Hoài Nhượng rằng: “Tổ Bát Nhã Đa La có huyền ký là dưới chân ngươi sẽ xuất hiện một con ngựa giỏi giày đạp chết cả thiên hạ”. Vì thế kiểu chung của tông Lâm Tế là hình chữ nhật ngang. Câu chữ là “Hoành hành thiên hạ”. Người xưa sửa lại là “Hoành biến thập phương”. 

Tại Việt Nam ta tông Lâm Tế truyền thừa rất phổ biến, do vậy chung bảng trong thiền môn cũng theo đó mà hình thành. Nhìn thấy chung bảng gợi cho người học Phật làm thế nào để phát huy thiền tông của Tổ ngày càng hưng thạnh. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nghiệp nhân của cõi súc sanh là gì?

Kiến thức 18:50 21/09/2024

Ngu si là nghiệp nhân của cõi súc sanh. Khác biệt của ngu si nhiều đến vô số, chủng loại của súc sanh, quả báo của súc sanh ngàn vạn lần khác biệt, bạn không thể không biết.

Đọc tụng Kinh tốt nhất là đọc ra tiếng

Kiến thức 16:54 21/09/2024

Đọc tụng Kinh tốt nhất là ra tiếng, công đức đọc ra tiếng lớn hơn nhiều so với đọc không ra tiếng. Công đức đọc ra tiếng ở đâu vậy?

Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành

Kiến thức 15:29 20/09/2024

Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. 

Người trí tuệ đem phước báo cả đời tu được hưởng vào lúc nào?

Kiến thức 15:00 20/09/2024

Người thông minh nhất, người trí tuệ nhất thì đem phước báo cả đời của họ tu được hưởng vào lúc nào?

Xem thêm