Chủ nhật, 18/08/2019, 16:29 PM

Nguồn gốc và ý nghĩa những dấu sẹo tròn trên đầu Tăng, Ni

Trên đầu của những Tăng, Ni xuất gia theo đạo Phật thường có những vết sẹo tròn, đây là vết tích của việc đốt hương cúng dường chư Phật. Trong Phật giáo lễ này còn được gọi là “Tấn hương” (đốt hương), “Nhiệt đảnh” (Đốt đầu) hay còn gọi là “Đốt Liều”.

Bài liên quan

Tấn hương còn gọi là đốt liều, là sự phát nguyện đốt thân cúng dường Tam bảo trong các đại giới đàn trao truyền giới pháp cho Tăng Ni và các Phật tử phát tâm thọ trì giới Bồ tát. Tấn hương - đốt liều là sự tự giác, phát nguyện đốt thân cúng dường của giới tử nên không bắt buộc.

Nguồn gốc những đốm hương (dấu sẹo tròn) trên đầu Tăng, Ni 

Việc loại bỏ râu tóc bắt nguồn từ việc Đức Phật rời bỏ ngai vàng, gia đình để xuất gia. Khi ra khỏi thành và sang bờ sông bên kia, Ngài tự cắt bỏ râu tóc, mặc áo cà sa, trở thành một tu sĩ không nhà. Trong Kinh Quá Khứ Nhân Quả, khi Đức Phật thế phát, Ngài nguyện: "Nay tôi cạo bỏ râu tóc, nguyện cùng với tất cả, đoạn trừ phiền não, tập chướng." Như vậy, việc cạo tóc của chư Tăng, Ni Phật giáo mang ý nghĩa của sự đoạn trừ phiền não, tham ái, tập chướng, xuất gia làm Sa môn, hướng đến giải thoát.

3 cham seo tron tren dau tang ni 1

Trong Luật Tứ Phần 51 cũng quy định về việc cạo râu tóc như sau: “Tỳ kheo phải cạo bỏ râu tóc, không được để dài quá hai ngón tay, hai tháng phải cạo một lần”. (phải chăng là không được để râu tóc dài quá 20cm?). Luật Ngũ phần 14 ấn cũng đề cập: “Tỳ kheo Ni , Thức xoa ma na, Sa di Ni mỗi nửa tháng phải cạo tóc một lần."

Ý nghĩa của những đốm hương (dấu sẹo tròn) trên đầu Tăng, Ni

Tấn hương là một nghi thức biểu thị ý chí khao khát học hạnh Bồ-tát, nguyện hiến trọn cuộc đời mình phục vụ đạo pháp và cuộc sống con người. Người phát tâm tấn hương có thể đốt 1 chấm, 3 chấm, 6 chấm, 9 chấm hay 12 chấm trên đỉnh đầu tùy theo tâm nguyện của mỗi người. Ở Việt Nam phổ biến nhất là 3 liều.

Vì vậy, số lượng chấm hương nhiều hay ít không nói lên thứ bậc hay phẩm đức của các vị Tăng, Ni. Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, việc phát nguyện tấn hương diễn ra sau khi các đệ tử tu theo đạo Phật thọ giới Tỳ kheo và Bồ tát giới. Còn đối với Phật giáo Nam Tông (tiểu thừa) không có truyền thống đốt hương này. 

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, việc phát nguyện tấn hương diễn ra sau khi các đệ tử tu theo đạo Phật thọ giới Tỳ kheo và Bồ tát giới. Nguồn ảnh: Internet

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, việc phát nguyện tấn hương diễn ra sau khi các đệ tử tu theo đạo Phật thọ giới Tỳ kheo và Bồ tát giới. Nguồn ảnh: Internet

Lúc đốt hương, các vị Tăng, Ni ngồi ngay thẳng, nghiêm trang trước bàn thờ Phật, có những nhân viên y tế đo và đánh dấu trên đầu trước để tránh trúng mạch máu và dây thần kinh gây nguy hiểm cho bản thân. Viên hương tròn được bỏ lên đầu của mỗi người làm từ bột trầm hương và lá ngải cứu. Trầm để cho thơm và dễ cháy, còn ngải cứu là vị thuốc chống nhiễm trùng và nhanh lành vết thương.

Bài liên quan

Những đốm hương trên đầu Tăng, Ni biểu trưng cho lòng kính tin Tam Bảo; ba thệ nguyện là đoạn trừ tập nhiễm và ý nghĩ xấu, vun trồng thiện nghiệp, thủ đắc trí tuệ để giúp người khác thoát khổ và sự tu tập giới, định, tuệ.

Về việc đốt hương trên đầu Tăng, Ni có nhiều quan điểm cho rằng việc này không cần thiết và còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Năm 1983. Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc có văn thư bảo rằng đốt nhang trên đầu không có nguồn gốc trong Phật giáo và có hại cho sức khỏe, từ nay nên bỏ đi.

Lẽ dĩ nhiên, cạo tóc, cạo râu, đốt nhang trên đầu là tính chất hình thức không quan trọng bằng cái tâm của mình với Phật pháp, cái tâm đoạn trừ phiền não, ly tham, kính tín Tam bảo, kiên trì tu tập, tinh tấn trong giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm