Sự ra đời của La Hầu La - người con duy nhất của đức Phật khi chưa xuất gia
Đức La Hầu La là người con duy nhất của đức Phật khi Ngài chưa xuất gia. Con đường tu tập và chứng ngộ của đức La Hầu La khi là con Phật có sung sướng thuận lợi hơn người thường không hay ngược lại? Mời quý vị theo đọc loạt truyện về hạnh của ngài La Hầu La Đệ Nhất Mật Hạnh.
TÔN GIẢ LA HẦU LA ĐỆ NHẤT MẬT HẠNH
Phần 1:
1. La Hầu La - Cậu bé Hạnh phúc
Đức Phật của chúng ta khi còn là thái tử của vương thành Ca-tỳ-la, đã kết hôn với công chúa Dadu- đà-la thành Câu-lợi. Vào năm thái tử và công chúa mười chín tuổi, sanh hạ La Hầu La. Thái tử rất vui mừng, nhưng đó không phải là sự vui mừng như tình thường người đời khi sanh con.
Thời trẻ, thái tử đã nhiều lần xin vua cha đi xuất gia, đều không được chấp thuận. Vua Tịnh Phạn có nói “Trừ phi có được đứa cháu đích tôn thì mới cho phép thái tử xuất gia”. Nay khi sinh được con trai đặt tên La Hầu La, như thế đủ báo ân như ý phụ vương, nguyện vọng xuất gia sẽ đạt được, bảo sao thái tử không vui mừng.
Trong đêm thái tử sắp rời hoàng cung, ngày mùng tám tháng hai, lúc ấy La Hầu La mới sanh được bảy ngày.Trong đêm thái tử sắp rời hoàng cung, ngày mùng tám tháng hai, lúc ấy La Hầu La mới sanh được bảy ngày. Vương phi Da-du-đà-la đang ôm La Hầu La trong tay và nằm ngủ. Thái tử vén rèm nhìn hai người lần cuối, và quay lưng, leo lên lưng ngựa, vượt thành ra đi. Từ đó, La Hầu La đã xa lìa hình bóng người cha thân yêu của thế gian.
Nhưng thái tử xuất gia thành Phật, thân phụ đổi thành lão sư, về sau độ La-hầu-la thành Thánh quả. Đó mới thật ông cha đệ nhất của thiên hạ.
La Hầu La xa cha nên được mẹ và ông ngoại thương yêu, là vương tôn độc nhất vô nhị. Chuỗi ngày vô tư trôi qua trong cung, đến khi vừa hiểu biết, trong tâm hồn trẻ thơ của La-hầu-la cũng cảm thấy không có cha là một điều đáng buồn. Nhưng bù lại, cậu bé được mẫu thân rất mực cưng chìu, đó là niềm vui duy nhất của La-hầu-la, là nguồn an ủi, là người che chở cho cậu.
Trong thâm cung vắng vẻ, La-hầu-la cũng là nguồn hy vọng của vương phi, hai mẹ con nương nhau cùng sống qua năm tháng. Có người nói, Da-du-đà-la là phận nữ nhi khổ mệnh, La-hầu-la là đứa bé đáng thương, nhưng đó là nói theo thường tình thế gian. Nỗi khổ tâm, đáng thương của họ chỉ trong thời gian ngắn, hễ có hy sinh lớn tất thành tựu kết quả lớn.
Về sau, nhờ sự hóa độ của đức Phật, Da-du-đà-la xuất gia khai ngộ, La-hầu-la xuất gia được chứng quả. Đó mới là bậc nữ lưu vinh hạnh nhất, là đứa bé hạnh phúc nhất!
Trước giờ cáo biệt, thái tử cũng định bế đứa con đang ngủ một tí, nhưng sợ làm động Da-du-đà-la thức dậy, lại cản trở việc xuất gia. Nên khi nhìn con lần cuối, Ngài đã nói: “Hãy đợi đến khi ta thành Phật, sẽ trở lại thăm con!”
Đức Phật xem tất cả chúng sanh như La-hầu-la, một La-hầu-la không quan trọng bằng vô số La-hầu-la đang trông đợi tình thương của Phật. Đức Phật đã ban cho chúng sanh bao nhiêu lòng từ bi, thì ở trong hoàn cảnh của La-hầu-la, lại càng dễ được hưởng lòng từ bi của Phật.
Cho nên chúng ta đừng cho rằng sự việc La-hầu-la xa lìa phụ thân từ nhỏ là đáng thương. La-hầu-la là con của bậc đại thánh, được nuôi dưỡng trong tình thương cao rộng như trời đất, là một cậu bé hạnh phúc nhất đời.
2. La Hầu La - Chú bé không biết mặt Cha
Đức Thế Tôn thành đạo được ba năm, từ nước Ma-kiệt-đà phương Nam về thăm cố hương. Trên từ vua Tịnh Phạn, dưới đến nhân dân dòng họ Thích đều ra ngoài thành nghinh đón Phật, chỉ có Da-Du-đà-la và La-hầu-la không tham dự trong hàng người ấy.
Trong tâm bà Da-du nghĩ thầm "Khi Ngài đi xuất gia, ta đã vì Ngài chịu hết mọi nỗi khổ, Ngài mặc y phục bạc màu, ta ở trong cung cũng mặc giống Ngài, ta nghe Ngài tu khổ hạnh ăn một ngày một bữa, ta cũng tập làm theo. Ta đối với Ngài như vậy, thật hết lòng. Nếu Ngài còn nghĩ đến ta, tự nhiên sẽ đến cung thăm ta".
Mười năm không gặp Phật, lòng Da-du-đà-la cũng như mọi người đều muốn diện kiến Ngài, nhưng vì lễ phép, vì tự tôn bà phải nhẫn nại. Bà ngồi trên lầu cao nhìn ra, sẽ thấy được cảnh mọi người nghinh đón đức Phật. Cậu bé La-hầu-la lên mười đến nói với mẹ:
- Mẹ mẹ, cha con đã về. Bà nội biểu con cho mẹ hay.
La-hầu-la ngây thơ, lúc ấy nào hiểu được tâm sự của mẫu thân. Cậu chỉ thấy mẹ của mình hôm nay sao nghiêm nghị quá, nhưng dù sao cậu cũng là con yêu, nên lại ngây ngô hỏi:
- Mẹ mẹ! Mẹ coi người ta ở ngoài cung điện nhiều biết bao nhiêu. Cha con nhất định cũng ở trong đó, cha con ra sao?
Câu nói từ miệng cậu bé, không biết hình dáng cha mình ra sao, càng khiến Da-du-đà-la thương tâm, nỗi lòng của người lớn, trẻ con hoàn toàn không thể biết. Bà Da-du một tay kéo La-hầu-la bên mình, chỉ ra cửa, mắt rướm lệ nói:
- Con nhìn xem! Trong số các thầy Sa-môn kia người nào có vẻ trang nghiêm nhất chính là phụ thân của con.
Da-du-đà-la thương tâm, nỗi lòng của người lớn, trẻ con hoàn toàn không thể biết. Bà Da-du một tay kéo La-hầu-la bên mình, chỉ ra cửa, mắt rướm lệ nói:
- Con nhìn xem! Trong số các thầy Sa-môn kia người nào có vẻ trang nghiêm nhất chính là phụ thân của con.
La-hầu-la mở to đôi mắt, nhìn theo tay mẹ.
- Con chẳng nhận được phụ thân đâu. Con chỉ biết có ông nội, còn người nữa là mẹ mẹ yêu quý thôi.
Một giọt nước mắt của bà rơi xuống mái tóc La-hầu-la. Bà nắm tay con trở lui vào cung. Xa cách mười năm, hôm nay Da-du-đà-la mới thấy lại đức Phật một lần. Mười năm không tin tức thoáng qua như một giấc mộng.
Trong tâm tư của bà, như mặt nước yên tĩnh bị ném trúng một viên đá, những gợn sóng lao xao. Đức Phật biết tâm tưởng bà, nên dắt Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên vào cung thăm viếng.
Cuộc gặp gỡ giữa một đấng Chánh giác và một vị vương phi mỹ lệ khiến lắm kẻ lưu ý. Đức Thế Tôn trang nghiêm, im lặng một chút, từ bi thương xót nhìn Da-du-đà-la đang quỳ dưới chân, La-hầu-la quỳ bên cạnh.
Da-du trăm mối ngổn ngang bên lòng, xúc động rơi nước mắt, bà cũng biết giữa đức Phật và bà có một sự ngăn cách không thể vượt qua. Đợi cho Da-du bình tĩnh lại, đức Thế Tôn mới chậm rãi nói với bà:
- Để cho nàng chịu nhiều tân khổ, tuy đó là sự thiếu sót của ta, nhưng ta đã vì tất cả chúng sanh mà ra đi. Hôm nay, ta đã đạt được bổn nguyện của ta trong nhiều kiếp, nàng hãy hoan hỷ cùng với ta.
Đức Phật nói xong, lại nhìn sang La-hầu-la, từ hòa vỗ về cậu bé:
- Thật mau quá, con đã lớn như thế ư!
Đức Phật dường như rất vô tình mà cũng dường như rất tình cảm. Thái độ của Ngài, lời nói của Ngài, đã khai thị cho Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, nghe xong tưởng chừng như phải khóc một trận mới hả.Đức Phật dường như rất vô tình mà cũng dường như rất tình cảm. Thái độ của Ngài, lời nói của Ngài, đã khai thị cho Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, nghe xong tưởng chừng như phải khóc một trận mới hả.
La-hầu-la, bấy giờ chẳng biết phải gọi phụ thân của mình như thế nào. Xưng hô là cha cha ư? Đấy là một bậc Thánh trang nghiêm, tự miệng cậu bé chẳng dám gọi như thế. Xưng hô là Phật-đà, chẳng biết trúng hay không.
Nhìn bao nhiêu vị Tỳ-kheo, Sa-môn đi theo đức Phật, trong tâm cậu bé thông minh ấy đã khởi nghĩ: “Đức Phật chẳng phải là phụ thân của một mình ta, Phật là bậc đại từ phụ của tất cả chúng sanh!”.
Mới mười tuổi, cậu bé đã chịu nguyện đem phụ thân của riêng mình hiến cho chúng sanh làm đấng cha lành, thật là một cậu bé chẳng tầm thường.
(Còn tiếp)
Phần 2: Tôn giả La Hầu La - Sa di đầu tiên của đức Phật là ai?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Bài học nhân sinh từ những cơn bão
Kiến thức 09:00 02/11/2024Bão tố dạy ta về sự vô thường - một bài học căn bản mà ta vẫn thường quên trong cuộc sống hằng ngày. Đời sống là một chuỗi những đổi thay liên tục, không có gì là vĩnh cửu, không có gì là bất biến.
Xem thêm