Nguyện ước được hiến tạng của thầy giáo viết 'cuộc đời' bằng miệng
Bị tật nguyền cả chân và tay từ nhỏ, thầy giáo Phùng Văn Trường đã quyết tâm luyện chữ bằng miệng, kiên trì viết nên cuộc đời mình.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Hiến tạng
Chưa dừng lại ở đó, hơn 10 năm qua thầy Trường còn thầm lặng mở lớp dạy học miễn phí, thành lập tủ sách cộng đồng, mang ánh sáng tri thức cho những trẻ em nghèo.
Hành trình viết "cuộc đời" bằng miệng
Sinh ra trong một gia đình có 5 anh em, học hết lớp 8 thì anh Phùng Văn Trường (sinh năm 1979, thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội) phải nghỉ học vì hai tay co cứng không thể cầm được cây bút. Không những vậy, đôi chân anh cũng không thể cất bước dù đã có nạng gỗ.
Chuyện học hành của anh Trường cũng từ đó mà lỡ dở, cuộc sống của anh gắn liền với chiếc xe lăn. Mọi giấc mơ của chàng trai trẻ đang rực sáng bỗng lịm tắt nhanh chóng khiến nhiều người không khỏi thương xót.
Anh Phùng Văn Trường tâm sự: “Đừng gọi tôi là thầy, lớp học của tôi mở ra chỉ là để dạy hay đúng hơn là trông coi bọn trẻ trong xóm để chúng bớt ham chơi, bớt dãi nắng những buổi trưa hè thôi.
Không được đến trường học tập như bao bạn bè khác, tôi đã cố gắng bù đắp kiến thức bằng cách tìm hiểu cuộc sống qua những trang sách nhờ bạn bè mua hộ. Không thể cầm bút bằng tay, tôi học viết bằng miệng và tự viết nên những dòng chữ cuộc đời”.
Theo chia sẻ của anh Trường, hành trình tập viết bằng miệng của anh gặp muôn vàn khó khăn nhưng chưa bao giờ anh có ý định bỏ cuộc. Tay không thể cầm bút, bàn chân cũng bị liệt, anh dùng miệng của mình để luyện chữ. Nhiều hôm bút đâm thẳng vào họng gây buồn nôn, thậm chí chảy cả máu. Đến với nghề dạy như một cái duyên, mọi người ở đây tôn trọng nên gọi anh là thầy.
Chính vì thế, hơn mười năm nay, căn nhà nhỏ của anh Phùng Văn Trường đã trở thành không gian học “trong mơ” của nhiều em nhỏ ở vùng quê nghèo trong huyện Chương Mỹ. Không gian học tập tuy không rộng, bàn ghế không nhiều, điều kiện ánh sáng không đủ nhưng chưa bao giờ vắng bóng tiếng ê a của lũ trẻ học bài.
Đều đặn mỗi ngày sau giờ tan trường, những đứa trẻ lại ríu rít cắp sách đến nhà của người thầy có biệt tài viết chữ đẹp bằng miệng, say sưa bên những trang vở, đánh vật với từng con chữ.
Cho đi là còn mãi
Để có phương pháp học hiệu quả và hợp lý, ngoài thời gian giảng dạy, anh Trường còn tìm hiểu thêm kiến thức qua sách báo, tivi. Anh Trường đánh giá đúng lực học của từng em để có cách dạy sao cho phù hợp.
Dạy thôi chưa đủ, anh Trường còn thường xuyên động viên, khuyến khích các em nhỏ và yêu mến chúng thực sự bằng cả tấm lòng. Bởi theo anh, thứ quý giá nhất mà con người có được đó là tình thương, cần đánh thức “hạt giống” tốt đẹp đó, giúp cho chúng nảy mầm và ngày càng phát triển.
Gần đây, sức khỏe của anh Trường ngày một yếu dần, anh không thể tự lên xuống xe lăn, dạy học đều đặn như trước được nữa. Do vậy, ước nguyện cuối cùng của anh là được hiến tạng thân xác cho y học.
Anh biết rằng mình không thể ở lại mãi mãi, nhưng anh muốn trái tim mình vẫn đập, phổi vẫn thở và đôi mắt của anh vẫn sáng ngời và dõi theo cuộc sống này.
Với 40 năm cuộc đời, anh Phùng Văn Trường đã vượt qua biết bao khó khăn, nghiệt ngã để viết nên những dòng chữ lấp lánh. Còn về cuộc đời, anh chỉ có ước muốn được hiến tạng thân xác cho y học để mang lại những kỳ tích và hi vọng cho những bệnh nhân khác.
Theo: Báo Lao Động
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm