Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhà thơ Nguyễn Khuyến với Phật giáo

Hai bài thơ Nôm nhớ cảnh chùa Đọi của nhà thơ Nguyễn Khuyến ít nhiều cho chúng ta có cái nhìn về cảm hứng Phật giáo trong thơ Nguyễn Khuyến. Tình cảm sâu sắc của tác giả với chùa, với Phật, sự thể hiện rõ trong thơ.

Căn nhà cổ năm gian - nơi cụ Nguyễn Khuyến từng sinh sống thời khoa cử và những tháng năm tuổi già sau khi về ở ẩn.

Căn nhà cổ năm gian - nơi cụ Nguyễn Khuyến từng sinh sống thời khoa cử và những tháng năm tuổi già sau khi về ở ẩn.

Bài thứ nhất

龍隊山其一

二十年前訪上方,

此時景色未相忘。

半空靜梵搖星日,

歷代殘碑證海桑。

平野千村三面合,

空山萬佛一僧藏。

至今猶憶長江急,

日夜奔濤亦到洋。

Phiên âm Hán Việt

Ức Long Đội sơn kỳ nhất

Nhị thập niên tiền phỏng thượng phương,

Thử thời cảnh sắc vị tương vương.

Bán không tĩnh phạn dao tinh nhật,

Lịch đại tàn bi chứng hải tang.

Bình dã thiên thôn tam diện hợp,

Không sơn vạn Phật nhất tăng tàng.

Chí kim do ức trường giang cấp,

Nhật dạ bôn đào diệc đáo dương.

Dịch nghĩa: 

Trước đây hai mươi năm, đã từng lên thăm chùa

Cảnh sắc lúc ấy đến nay vẫn chưa quên.

Chùa vắng ở lưng chừng trời, lấp lánh những vì tinh tú,

Bia tàn trải bao triều đại, làm chứng cho cuộc bể dâu.

Nghìn thôn nơi đồng bằng, ba mặt chầu lại,

Muôn vị Phật trên núi vắng, ẩn náu một nhà sư.

Đến nay lòng còn ngậm ngùi về sông dài chảy xiết,

Đêm ngày cuồn cuộn rồi cũng tuôn về bể.

( Nguyễn Khuyến trong Quế Sơn thi tập (A.469).

Núi Long Đội tên Nôm là núi Đọi, một thắng cảnh ở xã Long Đội, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Trên núi có chùa Đọi, tương truyền được xây dựng từ đời Lý, hiện còn tấm bia Long Đội sơn tự Sùng Thiện Diên Linh bảo tháp bi, được khắc năm Tân sửu (1121) đời Lý Nhân Tông. Khi Giặc Minh sang xâm lược, đốt chùa, đập đổ tấm bia.

Bài thứ hai 

憶龍隊山其二

近來衰病不參禪,

回憶前遊亦愴然。

古寺四鄰唯木石,

寒僧一榻共雲煙。

幾層竹影疑無路,

有客桑間立待船。

野老未知鐘響午,

放牛山麓臥松眠。

Phiên âm Hán Việt: 

Ức Long Đội sơn kỳ nhị

Cận lai suy bệnh bất tham thiền,

Hồi ức tiền du diệc sảng nhiên.

Cổ tự tứ lân duy mộc thạch,

Hàn tăng nhất tháp cộng vân yên.

Kỷ tằng trúc ảnh nghi vô lộ,

Hữu khách tang gian lập đãi thuyền.

Dã lão vị tri chung hưởng ngọ,

Phóng ngư sơn lộc ngoạ tùng miên.

Dịch nghĩa: 

Ít lâu nay đau yếu không tham thiền được

Nhớ lại lần đi chơi chùa trước, lòng cũng bùi ngùi.

Chùa cổ bốn bên chỉ có cây và đá,

Sư nghèo một giường cùng khói với mây.

Mấy tầng bóng tre, tưởng như không có lối đi,

Giữa bãi dâu, khách đứng đợi thuyền.

Ông già quê chưa biết chuông trưa đã đổ,

Thả trâu bên sườn non, nằm ngủ dưới gốc thông.)

( Nguyễn Khuyến trong Quế Sơn tam nguyên thi tập (A.3160. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979).

Tam nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến với hai bài thơ Nôm hay về cảnh chùa Long Đọi, nguyên tác chữ Hán Ức Long Đội sơn và chính tác giả chuyển qua chữ Nôm: Nhớ cảnh chùa Đọi thể hiện rõ tấm lòng cảm mến Phật giáo, yêu cảnh yên tĩnh của chùa chiền, quý kính đức hạnh, nếp sống đạm bạc của nhà sư tu hành... 

Từ nhà sư Chí Hiên tới nhà thơ Nguyễn Du

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Nghiên cứu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Nghiên cứu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Chú chó theo chủ tu hành

Nghiên cứu 18:40 15/04/2024

"Tôi niệm một tiếng miệng của nó cũng mấp máy theo và ngồi ngay ngắn. Lúc tôi không có ở đó thì mở máy niệm Phật để trước tượng Tam Thánh, nó cũng chạy đến ngồi yên lắng nghe danh hiệu Phật. Mỗi khi tôi tắt máy thì nó không vui, nhìn tôi mà sủa “gâu, gâu”."

Truyền thuyết về Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Nghiên cứu 13:45 13/04/2024

Truyện kể về Từ Đạo Hạnh lấy nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử làm đối tượng phản ánh. Tuy nhiên, khi đi vào trong trang truyền thuyết, nhân vật này một mặt được thần thánh hóa theo quan niệm của dân gian, một mặt lại được tôn giáo hóa theo quan niệm Phật giáo. 

Xem thêm