Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 21/10/2019, 09:14 AM

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Tứ Diệu đế là phiên âm tiếng Hán, Phạn ngữ là Catvary Aryasatyani. Arya là Diệu, Thánh, cao quý, mầu nhiệm; Satya là Đế, là thật, là chân lý. Tứ Diệu đế còn được gọi là Tứ Thánh đế, Tứ Chân đế, Bốn Chân lý mầu nhiệm…

 >>Đức Phật

Sau khi thành đạo, Đức Phật còn ngồi dưới cội Bồ đề 21 ngày để suy nghĩ đến giáo lý mà Ngài chứng ngộ, Ngài suy nghĩ rằng: “Ta nay đã chứng được pháp vô thượng thậm thâm vi diệu, khó hiểu, khó thấy, vắng bặt sự huyên náo, chỉ có người trí mới thấu biết chứ kẻ phàm phu không thể nào thấu biết được”. Do vậy Đức Phật cảm thấy do dự, không muốn thuyết Pháp và định nhập Niết Bàn. Lúc đó có vị Phạm Thiên thấu hiểu được tư tưởng của Đức Phật, sợ rằng chúng sinh sẽ càng thêm đoạ lạc, nếu không nghe được chính pháp, bèn đến cung thỉnh Ngài hãy thương tưởng đến muôn loài mà ở lại nơi đời để thuyết pháp giáo hoá.

giáo pháp Tứ Thánh đế, bao gồm Khổ Thánh đế – Khổ Tập Thánh đế – Khổ Diệt Thánh đế và Khổ Diệt Đạo Thánh đế.

giáo pháp Tứ Thánh đế, bao gồm Khổ Thánh đế – Khổ Tập Thánh đế – Khổ Diệt Thánh đế và Khổ Diệt Đạo Thánh đế.

Bài liên quan

Khi Phạm Thiên cung thỉnh đến lần thứ ba, Đức Thế Tôn liền dùng Tuệ nhãn quán sát thế gian. Ngài thấy chúng sinh có nhiều căn tính khác nhau, cũng ví như trong một hồ sen có nhiều loại, có loại sống dưới nước, có loài sống ngang mặt nước, có loài vươn lên khỏi mặt nước không bị bùn nhơ làm ô nhiễm. Cũng vậy, trong thế gian có hạng chúng sinh có nhiều thiện tâm, có thể lĩnh hội được chân lý. Nghĩ như thế, Ngài bèn quyết định truyền bá giáo pháp, cứu độ quần sinh.

Trước khi lên đường du hoá, Đức Phật quan sát: “Ai là người sẽ lĩnh hội mau chóng giáo pháp?”. Ban đầu Ngài nghĩ đến hai vị thầy cũ của mình là Alarakamala và Uddaka, nhưng cả hai vị này đều đã qua đời. Sau đó, ngài nghĩ đến năm người bạn đồng tu khổ hạnh với Ngài trước kia là năm anh em Tôn giả Kiều Trần Như, hiện đang ở vườn Lộc Uyển, gần thành Ba La Nại và Ngài khởi hành đến đó.

Tứ Diệu đế là phiên âm tiếng Hán, Phạn ngữ là Catvary Aryasatyani. Arya là Diệu, Thánh, cao quý, mầu nhiệm ; Satya là Đế, là thật , là chân lý.

Tứ Diệu đế là phiên âm tiếng Hán, Phạn ngữ là Catvary Aryasatyani. Arya là Diệu, Thánh, cao quý, mầu nhiệm ; Satya là Đế, là thật , là chân lý.

Tại đây, với bài pháp đầu tiên, Đức Phật khuyên các năm anh em Tôn giả Kiều Trần Như hãy tránh xa hai cực đoan là tham đắm dục lạc và khổ hạnh ép xác. Vì cả hai lối tu này đều đưa đến khổ đau, không lợi ích. Rồi Ngài giảng về bốn chân lý cao thượng, hay còn gọi là bốn sự thật chân chính do chính bản thân Ngài chứng ngộ. Đó giáo pháp Tứ Thánh đế, bao gồm Khổ Thánh đế – Khổ Tập Thánh đế – Khổ Diệt Thánh đế và Khổ Diệt Đạo Thánh đế.

Tứ Diệu đế là phiên âm tiếng Hán, Phạn ngữ là Catvary Aryasatyani. Arya là Diệu, Thánh, cao quý, mầu nhiệm ; Satya là Đế, là thật , là chân lý. Tứ Diệu đế còn được gọi là Tứ Thánh đế , Tứ Chân đế, Bốn Chân lý mầu nhiệm.v.v… Bốn chân lý đó là: Khổ đế( Dukkha) là thực trạng đau khổ của con người. Tập đế(Samudaya) là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng khổ đau. Diệt đế(Nirodha) là sự kết thúc hay chấm dứt khổ đau. Đạo đế(Magga) là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ đau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Cả đêm, rừng Sālā không ngủ

Đức Phật 13:25 22/03/2024

Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng. Đất trời thanh sạch như không nhiễm một chút bụi trần, có lẽ là do có sự hiện thân của một nhân cách siêu việt chăng?

Xem thêm