Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 28/11/2022, 14:50 PM

Nhân quả báo ứng khi thấy người khác sát sinh mà vui mừng theo

Thuở xưa Đức Phật rộng thuyết diệu Pháp cho hàng trời, quốc vương, đại thần, và dân chúng ở Tinh xá Kỳ Viên gần thành Phong Đức.

Bấy giờ có một Phạm Chí trưởng giả giàu sang vô cùng và nhà ông ở cạnh đại lộ. Ông chỉ có một đứa con trai duy nhất. Khi thiếu gia vừa tròn 20 tuổi, trưởng giả liền cưới vợ cho con. Đôi tân lang và tân nương quấn quýt bên nhau, âu yếm ngọt ngào, và trong lúc còn chưa hết bảy ngày thì một hôm cô vợ nói với chồng rằng:

- Em muốn đến sau vườn ngắm cảnh, có được không anh?

Tiết trời mới vào xuân, đôi vợ chồng son dẫn nhau đến hậu viên. Trong vườn có một cây nại cao lớn đang nở hoa rất đẹp. Cô vợ muốn hái hoa nhưng không có ai hái giùm. Anh chồng biết ý vợ nên liền leo lên cây hái hoa. Khi vừa hái được một đóa hoa, anh ta lại muốn hái thêm một đóa nữa. Cứ leo mãi như thế cho tới khi đến chỗ của cành cây nhỏ, bất chợt cành cây bị gãy, anh chồng rơi xuống đất và lập tức tử thương. Lúc ấy tất cả kẻ lớn người nhỏ trong nhà bôn ba chạy đến. Họ kêu trời than đất, khóc thương đến tắt thở rồi dần dần tỉnh lại. Thân quyến nội ngoại đến chia buồn và ai nấy ngậm ngùi đau xót. Còn những người đến xem, không ai là chẳng thương cảm. Cha mẹ và nàng dâu oán trời trách đất sao đã không che chở bảo hộ. Sau đó họ liệm xác và đưa đi mai táng đúng như tục lệ. Khi đã trở về nhà, họ lại khóc than đến chẳng thể tự kiềm chế bản thân.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Bấy giờ Thế Tôn thương xót cho sự ngu muội của họ nên đến thăm hỏi. Khi thấy Phật, toàn thể kẻ lớn người nhỏ của gia đình trưởng giả bi cảm nghẹn ngào, đỉnh lễ, và kể lại tường tận câu chuyện đau lòng.

Phật bảo trưởng giả:

- Ông hãy tạm nén cơn đau mà nghe Ta thuyết Pháp. Vạn vật vô thường và chẳng thể bảo hộ lâu dài. Có sinh ắt phải chết, và tội phước luôn theo sát. Cha mẹ của đứa con này hiện đang ở ba nơi đều ngậm ngùi khóc than và buồn bã khôn nguôi, nhưng cũng không thể làm nó sống lại. Cho cùng đứa con này là của ai? Ai là song thân của nó?

Lúc bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Mạng như trái tự chín

Luôn sợ bị rụng xuống

Có sinh ắt phải chết

Ai nào thoát miễn đâu?

 Từ xưa thích ân ái

Do ái thọ bào thai

Mạng sống như điện chớp

Ngày đêm trôi chẳng ngừng

 Thân là vật của chết

Thần thức vô hình tướng

Giả như chết rồi sinh

Tội phước vẫn chẳng mất

 Thủy chung đâu một đời

Do si ái dài lâu

Tự mình thọ vui khổ

Thân chết thức chẳng diệt.

Khi trưởng giả nghe kệ, trong lòng tỏ ngộ và nỗi buồn vơi đi, rồi quỳ hai gối và thưa với Phật rằng:

- Đứa con này đã tạo nghiệp tội gì ở đời trước, mà nay đang sống an vui lại bỗng nhiên bị chết yểu như thế? Kính mong Thế Tôn hãy nói về nghiệp tội thuở xưa của nó.

Phật bảo trưởng giả:

- Vào thuở xưa có một đứa bé cầm cung tên đến một cây thần để chơi, và ở cạnh nơi đó cũng có ba người. Bấy giờ ở trên cây có một con chim sẻ và đứa trẻ chuẩn bị bắn nó.

Khi ấy ba người kia cổ vũ rằng:

- Nếu có thể bắn được con chim sẻ thì mới gọi là tài giỏi.

Đứa trẻ khoái ý giương cung bắn. Chim sẻ trúng tên liền rơi xuống đất chết ngay. Lúc đó ba người kia đều vui cười ủng hộ, rồi bỏ đi ra về.

Trải qua vô số kiếp, ba người họ thường tao ngộ quả báo giống nhau. Một người có phước, nay hiện ở trên trời. Một người hóa sinh làm long vương ở trong biển. Còn một người nữa, hiện tại chính là trưởng giả ông đây. Ở đời trước, đứa trẻ này sinh làm con của vị trời kia. Sau khi mạng chung, nó sinh xuống nhân gian làm con của trưởng giả. Sau khi rớt cây té chết, nó liền hóa sinh làm con của vua rồng ở trong biển. Vào ngày sinh ra, nó bị một con kim sí điểu chúa sinh ra từ biến hóa bắt lấy ăn thịt.

Hiện giờ ở ba nơi đều buồn bã khóc lóc. Thật xót thương chẳng thể nói thành lời! Do ở đời trước thấy kẻ khác giết hại mà vui mừng theo, nên ba người họ nay phải gào khóc của báo ứng.

Lúc bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Thần thức tạo ba cõi

Lành dữ ở năm đường

Hành uẩn lặng lẽ tới

Nơi đến như âm vang

 Cõi dục, sắc, vô sắc

Đều do nhân đời trước

Như bóng hiện theo hình

Báo ứng tự nhiên đến

Khi nói kệ xong, Đức Phật vì muốn khiến tâm ý của trưởng giả liễu giải nên liền dùng Đạo lực chỉ cho thấy chuyện đời trước của ông, và cũng như việc mới xảy ra của đứa bé này ở trên trời và long cung.

Khi ấy trong lòng của trưởng giả vui mừng tỏ ngộ, liền đứng dậy, hai gối quỳ, chắp tay và thưa với Phật rằng:

- Thưa Thế Tôn! Nay con cùng mọi người trong gia tộc muốn làm đệ tử của Phật, thọ trì Năm Giới, và xin làm Thanh Tín Sĩ.

Đức Phật liền truyền thọ Năm Giới, rồi lại thuyết Pháp về ý nghĩa của vô thường thêm một lần nữa. Khi ấy mọi người hân hoan và đều đắc Quả Nhập Lưu.

(Nguồn: Kinh Pháp cú thí dụ

Hán dịch: Pháp sư Pháp Cự và Pháp Lập

Việt dịch: Nguyên Thuận)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm