Thứ tư, 23/11/2022, 09:46 AM

Làm nghề trồng lúa và cây ăn trái có phạm giới sát sinh không?

Tôi là một Phật tử đã thọ tam quy và ngũ giới, hiện đang làm nghề trồng lúa và trồng cây ăn trái. Tôi phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để giết sâu bọ và cỏ dại có hại cho cây trồng. Việc này tôi cảm thấy không được an tâm vì nghĩ rằng mình đang phạm giới sát sinh.

Tôi xin hỏi tôi có phạm giới sát không và có chịu quả báo không? Và những người sản xuất ra thuốc hoặc những người được thuê có trả tiền làm công việc xịt thuốc thay tôi và ngay cả người ăn lúa gạo, hoa quả do tôi sản xuất có liên đới lãnh quả báo không?

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Đáp: 

Trước tiên phải nói ngay rằng Đức Phật luôn luôn tôn trọng sự sống của muôn loài chúng sinh, vì vậy trong năm giới cấm của một người Phật tử tại gia hay mười giới cấm của Sa-Di giới "không được sát sanh" đã được Đức Phật đưa lên hàng đầu.

“Người Phật tử không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại mọi loài có mạng sống”. Đó là giới văn khi chúng ta thọ nhận.

Trong Kinh Ưu Bà Tắc, Đức Phật dạy các đệ tử (bạch y) của Ngài là “xa lìa sát sanh, vứt bỏ dao gậy, có tâm tàm quý, tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả, cho đến loài côn trùng, người ấy đối với sự sát sanh, tâm đã tịnh trừ. Đó là pháp thứ nhất mà bạch y Thánh đệ tử đã giữ gìn và thực hành một cách hoàn hảo”. [1]

Đối tượng chúng sinh trong giới cấm thứ nhất của đạo Phật là mọi dạng sống, chứ không phải chỉ riêng dạng sống loài Người mà trong kinh sách thường nhắc tới là hữu tình chúng sinh, tức là những chúng sinh có hệ thần kinh, có tình cảm, biết cảm giác, biết đau đớn và vui sướng.. Sâu bọ, côn trùng đến con giun con dế cũng biết đau đớn. Chúng ta trồng lúa, trồng cây có sử dụng thuốc giết sâu bọ, tức là chúng ta đã chủ động trong việc này, chắc chắn là có tạo nghiệp và vi phạm vào giới sát sanh. Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường tiêu thụ, tức những người mua nông phẩm, nên bạn là người sản xuất, chỉ lãnh một phần quả mà thôi. Cả một dây chuyền từ người cấy trồng, người được thuê làm công tác giết sâu bọ côn trùng, người gặt hái cho đến người lái buôn và sau cùng là người tiêu dùng đều liên đới trách nhiệm. Thật khó mà cầu toàn trong thế giới tương đối này. Chúng ta có thể làm hết sức mình để hạn chế mức độ tổn hại đến chỗ tối đa và làm tăng trưởng lòng từ bi, trân quý và tôn trọng sự sống của muôn loài, trong đó có con người, súc vật, cầm thú, và cỏ cây được nhiều chừng nào hay chừng ấy mà thôi.

Một tin mừng cho bạn và các nhà trồng lúa và cây trái, các nhà nghiên cứu khoa học phương Tây cho hay việc dùng hàng loạt thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân hóa học để bảo vệ mùa màng, tăng sản lượng nông nghiệp đã gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, làm đất bị cằn cỗi, nước bị ô nhiễm, đánh mất sự sống; nên họ khuyến cáo các nhà canh tác nên dùng phân bón sinh học, cấm không dùng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ nhằm cân bằng hệ sinh thái, thân thiện với môi trường.

Trong đời sống tương đối này, nhất là chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, mọi ngươi đều có liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau. Một người sinh sống ở Mỹ đi chợ Costco mua trái chôm chôm trồng tại Bến Tre hay mua cá basa nuôi ở An Giang về ăn cũng liên đới lãnh trách nhiệm về việc họ giết sâu trùng và giết cá. Vì thế, chúng ta ai ai cũng bị chi phối bởi luật nhân quả, không nhiều thì ít, không nặng thì nhẹ. Không nhân nào mà không ra quả, chỉ chờ đủ duyên thôi. Cho nên nếu bất đắc dĩ bạn phải làm những nghề liên quan đến sát sinh dù là trực tiếp hay gián tiếp như làm nghề chài lưới, săn bắn, giết heo, mổ gà, mổ bò, bán súng, thì chắc chắn sẽ có ngày lãnh hậu quả, có thể đời nay, hay những kiếp sau. Đức Phật chế giới không sát sanh là Ngài muốn mọi người cố gắng ngăn chặn tâm ác, phát triển tâm từ bi và Ngài dạy chúng ta hãy chọn một nghề sinh sống không làm tổn hại đến chúng sinh (Bát Chánh Đạo). Đức Phật thương xót đến cả côn trùng không nỡ dẫm lên chúng. Nếu như chúng ta có vì vô tình hay vì nhu cầu phải sinh sống để tồn tại mà không tránh được việc giết các con vật nhỏ bé thì chúng ta cũng nên tránh các nghề sát hại chúng sinh như nói ở trên.

Chú thích: [1] Kinh số 26 Trung A Hàm - Kinh Ưu Bà Tắc (128) Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm, Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ]

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm