Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 31/03/2022, 22:29 PM

Nhân quả của sự giàu sang

Trên đời ai cũng muốn giàu, mà muốn giàu thì phải làm lụng vất vả. Ai cũng biết vậy, tuy nhiên đó vẫn là con đường thẳng. Luôn có những người cố làm lụng bươn chải mà vẫn không có tiền, không giàu lên. Vì sao vậy?

Trên đời ai cũng muốn giàu, mà muốn giàu thì phải làm lụng vất vả. Ai cũng biết vậy, tuy nhiên đó vẫn là con đường thẳng. Luôn có những người cố làm lụng bươn chải mà vẫn không có tiền, không giàu lên. Vì sao vậy? Vì thiếu phước từ đời xưa.

Do đó khi rơi vào cảnh nghèo, ta đừng dại khờ dồn hết thời gian, công sức để đi làm, mà phải khôn ngoan chia thời gian ra làm hai phần: một phần để kiếm sống, một phần để làm phước. Vậy mà mười năm sau số phận sẽ thay dổi, ta sẽ khá lên, may mắn, cơ hội đến nhiều hơn. Đó là đi con đường vòng. Còn đi con đường thẳng, tức là cố chịu cực khổ, cố “cày” thì càng làm càng nghèo, bởi vì phước vẫn thiếu. Giàu sang là do may mắn chứ không phải do cố gắng, hãy nhớ như vậy.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cùng kinh doanh, cùng khởi nghiệp giống nhau nhưng có người gặp hết may mắn này đến may mắn khác rồi làm nên sự nghiệp, có người thì xui rủi, sạt nghiệp. Luôn có những sự may mắn hay xui rủi ta không tính trước được trong cuộc đời làm ăn của mình, bí mật nằm ở cái phước từ đời xưa.

Vì thế trên con đường đi đến giàu sang, nếu ta đi thẳng tức là dồn mọi thời gian, công sức để kiếm tiền thì rất khó thành công. Còn ta đi vòng vòng, tức là dành bớt thời gian làm những công đức như: cúng dường, bố thí, đắp đường… thì năm năm, mười năm sau may mắn sẽ kéo đến, liền ấy số phận ta cũng thay đổi theo.

                                  Trích: “ Đi vòng một khắc đi tắt một ngày” – TT. Thích Chân Quang

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư

Kiến thức 11:10 31/10/2024

Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.

Cảnh cùng khốn

Kiến thức 09:39 31/10/2024

Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.

Lục độ: Sáu pháp vượt bờ

Kiến thức 09:00 31/10/2024

Một trong những hành pháp tiêu biểu của Đại thừa là Lục độ. Tư tưởng lục độ Bồ tát ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của đời sống Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay.

Thiền tắm

Kiến thức 17:39 30/10/2024

Chánh niệm là một loại năng lượng mình có thể chế tác ra được trong mỗi giây phút, trong khi đi, khi ngồi, khi ăn cơm, khi làm việc… Có chánh niệm rồi thì ta mới có khả năng nhận diện, chăm sóc, chữa trị cho những nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm