Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/09/2021, 15:07 PM

Vì sao người xưa nói: 'Giàu sang mãi cũng là một điều bất hạnh'?

Hầu như tất cả phàm phu chúng ta ai cũng muốn mình được giàu sang, có nhiều của cải vật chất và quyền lực…Bởi vì khi giàu có chúng ta sẽ có rất nhiều sự thuận lợi, tiện nghi trong cuộc sống, như về giáo dục, y tế, ăn uống, nhà ở, vui chơi…

Người giàu và gia đình của họ luôn có điều kiện tốt, cao cấp  hơn rất nhiều so với những người nghèo khổ,và đói kém trong xã hội.

Giàu có thì tốt như vậy, nhưng tại sao các Bậc cổ đức lại cho rằng: "Giàu sang mãi là một điều bất hạnh".

Sở dĩ giàu sang mãi là điều bất hạnh bởi vì: Khi cứ giàu bền mà không bao giờ bị nghèo bị khổ, lúc này người giàu dễ sinh tâm cống cao ngạo mạn, và rất dễ xem thường người khác, những người nghèo khổ, hay làm thuê cho họ.

Đã đến lúc chúng ta phải hiểu rằng vật chất sở hữu không phải là nhân tố quyết định hạnh phúc.

Đã đến lúc chúng ta phải hiểu rằng vật chất sở hữu không phải là nhân tố quyết định hạnh phúc.

Người giàu và người nghèo khi chết giống nhau

Và khi sự kiêu ngạo lên đỉnh điểm, cũng là lúc người giàu ấy rất dễ tạo những điều xấu ác, như dễ ức hiếp người, dễ gieo khẩu nghiệp mắng chửi xúc phạm người khác, và đôi khi, để giữ vị thế giàu có, họ còn có thể làm những điều bất chính trong kinh doanh, thậm chí là vi phạm pháp luật.

- Giàu sang mãi thì rất hiếm người nghĩ đến việc tu hành, đạo đức, đơn giản là tu thì ai hưởng thụ những gì đang sở hữu...Vì thế mà Kinh Tứ Thập Nhị Chương Phật dạy: ''Phú quý học Đạo nan''. (Người giàu học Đạo là điều khó)

- Người giàu sang cũng có nghĩa là người thành công. Phần nhiều người thành công thì chỉ ''Nói cho người khác nghe, chứ không chịu nghe người khác nói''. Việc lắng nghe, mở lòng trước lời khuyên của kẻ khác là chuyện... rùa có lông!

Người giàu sang, không bận bịu nhiều về sinh kế, thường nghĩ đến những khoái lạc giác quan, chạy theo những khoái lạc này mà gây tạo nghiệp. ''Nhàn cư vi bất thiện'' là như vậy. Rồi ăn uống, chi tiêu thì họ không sợ tạo nghiệp ác, cứ ăn uống hưởng thụ thoải mái, con cái cũng theo cái lối sống đó mà rất dễ hư hỏng, khó dạy bảo,…

Tuy nhiên họ cứ giàu, nên họ luôn nghĩ là mình sẽ còn giàu lâu nữa, những thật ra phước của họ đã bị tổn quá nhiều, nghiệp tội tạo ra ngày càng lớn, chính điều này sẽ làm cho họ bị sụp đổ sau đó. Và khi rơi xuống, không còn giàu nữa, có thể họ sẽ rơi xuống thấp luôn, và đọa lạc luôn sau khi mệnh chung.

Vì vậy, sự bất hạnh khi giàu sang mãi chính là ở điểm này, nghĩa là lúc giàu tạo nghiệp ác mà không biết, đến khi nghiệp tích lũy nhiều quá, trổ quả khiến họ bị đọa lạc luôn, nên đây là điều bất hạnh (trước sướng, sau quá khổ).

Phải biết sống giản đơn và hạnh phúc không phải do hoàn cảnh, vật chất quyết định mà chia sẻ mới chính là chìa khóa của hạnh phúc.

Phải biết sống giản đơn và hạnh phúc không phải do hoàn cảnh, vật chất quyết định mà chia sẻ mới chính là chìa khóa của hạnh phúc.

Người chết có thể mang theo thứ gì?

Do đó, qua bài này quý vị có thể rút ra bài học cho chính mình là: Nếu mình là người đang giàu có, thì hãy cố gắng tu dưỡng đức hạnh, hãy tập kiểm soát sự hưởng thụ, nên giữ tâm khiêm hạ, sống biết tôn trọng người nghèo, thương người khổ, và luôn giữ gìn khẩu nghiệp, kiểm soát từng lời ăn nói, không nên nói những lời xúc phạm hay làm người khác đau buồn, không nên nuông chiều con cái… Có như thế, thì sự giàu sang của chúng ta mới kéo dài và không bị những điều bất hạnh.

Giàu sang, nghèo khổ cũng như nhau.

Quan trọng sống sao để được "giàu"

Giàu Tâm, giàu Đức, giàu Nhân ái.

Giàu tiền, giàu bạc cũng phai mau!!.

Nhân quả chẳng chừa lấy một ai.

Độc ác, tham lam hay bất tài.

Có tâm, có đức và nhân hậu.

Cũng về cát bụi, có riêng ai.

Tuy cuối đường trần như nhau cả

Nhưng còn Quả Báo trổ tương lai...

Tiếng Lòng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyện ước của mẹ

Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024

Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”

Góc nhìn Phật tử 06:35 31/10/2024

Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.

Vật chất thế gian, bao nhiêu là đủ?

Góc nhìn Phật tử 17:00 30/10/2024

Nhu cầu là thứ nằm trong mỗi người chúng ta, nhưng lạ một điều là chúng ta lại không hiểu rõ về nó. Thường thì ta sẽ tưởng rằng "Mình không có cần nhiều thứ lắm, mình không tham lam như những kẻ ở ngoài kia". Nhưng thực ra chẳng qua cái tham trong ta đang trong chế độ ngủ...

Xem thêm