Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/06/2024, 08:45 AM

“Nhân quả” trong nhà Phật

Trong nhà Phật nói nhân quả có hai trường hợp: Một là tạo nhân tốt được quả tốt, hai là tạo nhân tốt nhưng không được quả tốt. Tại sao vậy?

Ví dụ hồi xưa mình đã cư xử với người đó rất xấu, bây giờ thấy họ khó khăn mình giúp. Hồi xưa xấu trăm phần trăm, bây giờ giúp mới bốn năm chục phần trăm, mà nghĩ đã có ơn với người ta rồi.

Khi thấy họ không thèm biết ơn, lúc đó mình tức tại sao giúp đỡ như vậy mà không biết ơn? 

Nhưng so với quá khứ mình xấu, cái tội cũ trả chưa đủ mà bây giờ đòi ơn, làm sao chấp nhận được?

Cho nên tuy giúp mà người kia vẫn chưa thỏa mãn.

Nếu hiểu được nhân quả chúng ta chỉ cười thôi, giận làm chi.

Ngược lại có những người mình giúp họ một chút thôi, mà họ rất biết ơn, rất nhớ mình.

Vì ta không nợ họ, nên giúp một chút họ cũng thấy mình tốt.

Hiểu vậy, khi giúp ai ít mà người đó nhớ ơn, muốn tìm cách đền đáp lại, chúng ta biết mình với người đó chưa có nợ nần cũ.

Tin vào nhân quả

8c5574f1a21e0140580f

Còn người mình lo thôi là lo mà họ vẫn không thèm biết ơn, cũng không có gì trách, cười thôi.

Hiểu được nhân quả như vậy quí Phật tử mới yên lòng tu. Nếu không nắm rõ lý nhân quả, chúng ta nhìn cuộc đời rất bực bội.

Phật tử nào tu hành khá, khi tạo nhân liền được hưởng quả.

Như quí thầy quí cô hoặc Phật tử giúp ai, không nghĩ họ phải trả ơn mình.

Thấy người khổ cứ giúp, khả năng tới đâu giúp tới đó, miễn họ bớt khổ là mình mừng, họ vui mình vui, như thế đủ rồi, không mong cầu chi hết.

Như vậy nhân mình tạo ra là giúp người bớt khổ, được vui.

Thấy người vui mình vui theo, đó là gieo nhân gặt quả liền. Nhân quả có ngay hiện đời, không trông đợi xa xôi.

Cả ngày mình giúp người này vui, người nọ vui. Họ vui bao nhiêu mình vui bấy nhiêu. Rõ ràng tạo nhân liền có quả.

Nếu chúng ta trông chờ đền đáp, nhiều khi người ta đáp không như mình mong muốn thì dễ bực bội, hờn trách.

Chỉ cần thấy người ta hết khổ được vui, mình vui theo đó là quả tốt rồi.

Bởi vậy Bồ-tát giúp tất cả chúng sanh mà không chán. Vì chúng sanh hết khổ được vui thì Bồ-tát vui rồi, đâu có chờ đợi.

Còn chúng ta giúp chúng sanh dễ chán lắm. Tại sao?

Tại mình giúp ai thì muốn người ta biết ơn và đền ơn lại. Nếu họ không biết ơn đền ơn thì mình buồn, không muốn giúp nữa.

Bồ-tát thấy chúng sanh đang đói, đưa miếng bánh mì cho họ ăn. Ăn xong họ cười là Bồ-tát vui rồi, khỏi cần nghĩ gì.

Như vậy hai thái độ tạo nhân quả khác nhau, một cái mong có sự thù đáp, một cái không mong sự thù đáp dẫn tới hai kết quả khác nhau.

Nhân quả không mong sự thù đáp là nhân quả của người biết đạo sâu xa. Tạo nhân quả như thế mới là lẽ chánh của người tu Phật.

Trích trong: Giải Nghi Về Nhân Quả.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học Phật để chuyển hóa chính bản thân, không phải để áp đặt lên người khác

Kiến thức 14:15 28/09/2024

Học Phật Pháp chính là để tâm ta nhẹ nhàng hơn, chứ không phải thêm gánh nặng. Hãy lắng nghe giáo lý với trái tim rộng mở, không áp đặt và không cầu toàn. Chỉ khi đó, Phật Pháp mới thực sự trở thành nguồn sáng dẫn lối ta đến sự an lạc chân thật.

Nghi thức thu xá lợi như thế nào?

Kiến thức 18:50 27/09/2024

Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu xá lợi được hình thành như thế nào? Vì sao mà có xá lợi?

Cách tu hành gì là chắc chắn nhất?

Kiến thức 17:15 27/09/2024

Người Phật tử hiện nay tu học như thế nào thì gọi là chắc chắn nhất để không tạo ra tội lỗi nghiệp chướng.

Thay đổi tướng mạo

Kiến thức 08:36 27/09/2024

Một người bán dầu tên Bùi Độ (đời vua Hán Cảnh Đế) nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì có hai đường gân chạy xéo từ cằm lên mép miệng. Ấy là tướng ăn xin đầu phố, đói khổ mà chết.

Xem thêm