Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/03/2024, 13:30 PM

Nhân quả chẳng ở đâu xa…

Hai con người thật, hai hòan cảnh thật mà tôi đã chứng kiến, đồng hành với họ gần 30 năm, phần nào đã chứng mình quy luật bất biến của nhân quả. Muốn cuộc sống của mình sẽ như Hùng hay như Thư, tự tôi đã có câu trả lời.

Cuộc sống quanh tôi mỗi ngày chứng kiến, tôi thấy tất cả đều tuân theo nhân quả, nhiều khi cứ tưởng mình nhường nhịn, chia sẻ, là thua thiệt, nhưng thực tế, mình lại được có cơ hội nhiều hơn.

Nhóm bạn tôi có bốn người (hai nữ, hai nam) thân nhau từ hồi cấp 3, đến nay cũng gần 30 năm. Vì ngại chỗ quen biết, tôi xin phép được thay đổi tên của các nhân vật.

Một anh bạn trong nhóm tôi tên Hùng có sức khỏe rất tốt (anh chưa bao giờ phải đi bệnh viện, cùng lắm anh ta chỉ uống mấy viên thuốc cảm vớ vẩn là khỏi), và cũng giàu có nhất nhóm vì làm ăn luôn thuận lợi ,mặc dù anh ta nhìn khá gầy và học kém nhất trong nhóm, nhưng hễ anh ta làm gì là thắng đó.

Thậm chí ngay thời điểm này, khi mà chứng khoán rất khó kiếm chác, thì anh ta vẫn có lợi nhuận, cứ như tiền ở đâu rơi xuống cho anh ta vậy.

Bài học nhân quả

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chơi thân, quan sát và chứng kiến cuộc sống của Hùng, tôi mới hiểu sao anh luôn may mắn. Từ khi ra trường và đi làm, Hùng luôn bố thí khi có cơ hội, gần như không bỏ lỡ dịp nào, thậm chí có lần anh đang chở tôi đi công chuyện, thấy một cụ già đẩy xe ve chai, Hùng cũng quay ngược xe lại, biếu cụ vài chục.

Vào bệnh viện thăm người quen, Hùng lại dốc hết túi cho một trường hợp khó khăn nằm cùng phòng. Cha mẹ anh lúc tuổi già, hai cụ bị tai biến, vệ sinh một chỗ, anh chị em, ai cũng ngán, Hùng đem cha mẹ về nhà thuê người nấu ăn và làm việc nhà, còn chăm sóc làm vệ sinh cho hai ông bà thì tự anh làm . Đến ngày cha mẹ mất, cũng tại nhà anh.

Hùng còn là thành viên hiến máu tích cực, cứ 3 tháng một lần anh đi hiến máu ở bệnh viện Truyền Máu Huyết Học trên đường Ngô Quyền (TP. HCM) và rủ chúng tôi cùng đi…

Đúng là nhân quả, Hùng đã sống hiếu thuận, thường xuyên chia sẻ tiền bạc và sức khỏe của mình cho người khác, thế nên phúc báo trở lại là anh có nhà cao cửa rộng, xe hơi riêng, tiền nong rủng rỉnh và có sức khỏe rất ổn.

Cũng trong nhóm chúng tôi, Thư là bạn gái khá xinh và nhanh nhẹn, cô ấy rất khéo ăn nói, thế nên rất nhiều bạn bè. Trong mọi việc, Thư luôn là người chỉ huy, và chỉ đạo mọi người làm theo.

Từ việc từ thiện cho đến việc đám ma đám cưới, Thư kêu mọi người làm, nhưng cô lại chưa bao giờ đóng góp tiền bạc hay công sức, chỉ là huy động mọi người làm, vậy thôi. Vì là bạn bè với nhau, nên mọi người cũng xuề xòa và bỏ qua, coi như bản tính của cô ấy nó vậy .

Khi bạn bè hay người quen bệnh hoặc hòan cảnh khó khăn, Thư luôn nói, kiểu như “Tội nghiệp quá ha? sao không đi khám đi? sao không vào bệnh viện?” và mọi chuyện kết thúc ở lời nói đãi bôi vậy thôi, chứ cũng không giúp gì thêm .

Cuộc sống của Thư cũng khá giả, tuy nhiên không mấy suôn sẻ, năm 2008, cô ấy ly dị chồng, tài sản chung khá lớn, nhưng kỳ lạ là khi ra tòa, tòa lại cho anh chồng lấy gần hết tài sản, trong khi cô ta chỉ được một phần rất nhỏ.

Vì Thư nhiều bạn bè, quen biết rộng , nên họ hứa giúp cô để lấy lại tài sản, nhưng kỳ lạ là tất cả những lời hứa chỉ trên miệng, mà không người bạn nào của cô giúp cô thực sự.

Thư đã tốn nhiều tiền cho những lời hứa đó, nhưng kết quả cho đến tận bây giờ, cô vẫn không lấy lại được gì, phải đi ở nhà thuê và đang nợ nần .

Tôi đã suy nghĩ về trường hợp của Thư, vì cô chỉ có sự chia sẻ đãi bôi ngòai hình thức, thế nên cô cũng chỉ nhận lại sự giúp đỡ của mọi người bằng lời nói xã giao , còn thực tế thì chẳng có gì.

Hai con người thật, hai hòan cảnh thật mà tôi đã chứng kiến, đồng hành với họ gần 30 năm, phần nào đã chứng mình quy luật bất biến của nhân quả. Muốn cuộc sống của mình sẽ như Hùng hay như Thư, tự tôi đã có câu trả lời.

Quang Tử, viết lại từ lời kể của Thanh Hoa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm