Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 03/04/2024, 17:51 PM

Thấu hiểu nhân quả, thay đổi cuộc đời

Cuộc sống hiện đại đưa đến nhiều vấn đề làm cho chúng ta phiền tâm mệt trí, thân tâm đều nặng nề. Nếu để cho những phương diện tiêu cực của cuộc sống bao trùm và cuốn mọi sinh hoạt của mình vào trong, cả thân và tâm của bạn trở nên bệnh hoạn.

Khi ấy, bạn như đang mang một căn bệnh truyền nhiễm, hễ giao tiếp với người, nói năng, hành động, tác ý nghĩ đến ai, là bạn đang phóng thích những tâm lý tiêu cực này đến người khác, như đang lây lan vi rút bệnh truyền nhiễm cho người mà bạn đang giao tiếp vậy. Do đó, để không làm khổ mình, khổ người, bạn cần phải chăm sóc, hàm dưỡng tâm, trí và thân của mình. Một cách hiệu quả bạn có thể làm để vơi nhẹ những tâm lý tiêu cực đang đè nặng lên vai mình là nhận thức rõ được hậu quả do những hành động của mình gây ra.Đặc biệt hơn, nếu bạn có thể thấu hiểu và từ đó thực hành luật nhân-quả của nghiệp, thuận theo đó, định luật này dẫn dắt để bạn có một cuộc sống bình an. Để có thể làm được như vậy, bạn cần thấu hiểu 10 luật căn bản của nhân quả như sau.

1. Hiểu luật nhân quả: một định luật bao quát vạn vật

Bạn sẽ nhận lại những gì bạn cho đi. Nói cách khác, nếu bạn dành cho người khác những điều tốt đẹp, tích cực và hạnh phúc, thì sớm muộn gì bạn cũng nhận lại những thứ này. Theo luật này, hễ bạn muốn nhận gì, hãy cho đi thứ ấy. Bạn cứ chủ động cho đi trước, đừng tính toán so đo, không mong cầu, đúng thời điểm, việc gì đến sẽ đến. Bạn gieo gì, chắc chắn bạn sẽ gặt nấy. Nắm được nguyên tắc cốt lõi này, bạn bình yên hơn, chủ động hơn trong việc quyết định cuộc sống của chính mình.

2. Hiểu luật nhân quả: vận động tích cực

Tất cả mọi điều, tốt cũng như xấu, xảy ra với bạn không phải ngẫu nhiên, mà là một sự tạo tác. Do vậy, hãy để trọn vẹn tâm ý thiện lành và tích cực trong mỗi suy nghĩ và hành động của mình, và đây chính là những thứ bạn muốn nhận từ mọi người có đúng không nào? Bạn muốn gì, dành năng lượng sống hướng về cái ấy, tạo nên sự vận động tích cực, kết quả tương ứng sẽ đến với bạn, dù bạn không mong cầu trông ngóng.

3. Hiểu luật nhân quả: sống hướng thiện

Hãy chấp nhận những tốt xấu trong cuộc đời bạn vì đây chính là kết quả của những gì bạn đã làm. Nếu gặp điều không như ý, không phải bạn cứ phải trầm mình trong sự bất hạnh ấy, nếu bạn nỗ lực vươn lên và chuyển hướng từ kinh nghiệm của chính bản thân mình. Trong luật nhân-quả, luôn có những khoảng trống cho ý chí và nghị lực, cho kiên định và quyết tâm và chờ đợi bạn sử dụng những khoảng trống này để định hướng cuộc đời mình theo hướng tốt đẹp và lợi ích. Đây là luật của nhân bản, của tiến hóa, của tích cực và của bao điều tốt đẹp khác.

4. Hiểu luật nhân quả: hướng đến sự tiến bộ

Luật nhân quả nhắc cho mỗi người chúng ta rằng, chúng ta chỉ có thể kiểm soát, quản lý và làm chủ được chính bản thân mình, chứ không thể làm chủ người khác, cũng như ngoại cảnh chung quanh. Chính vì không ai có thể làm thay đổi người khác, chúng ta phải ý thức điều này để tự chịu trách nhiệm bản thân mình. Một khi hiểu được bản chất này của luật nhân quả, bạn chính là chủ nhân quyết định sự tiến bộ của bản thân mình, không ai khác có thể giúp bạn được. Muốn tiến bộ, tạo nhân thiện lành, tốt đẹp và có tác động tích cực đến con người và môi trường sống.

Thấu hiểu quy luật vận hành nhân quả, là bạn nhận thức rõ rằng, cứ làm tốt thì kết quả tốt, làm xấu thì kết quả nhận được là xấu, và cuộc sống là một chuỗi nhân - quả luân phiên nhau.

Thấu hiểu quy luật vận hành nhân quả, là bạn nhận thức rõ rằng, cứ làm tốt thì kết quả tốt, làm xấu thì kết quả nhận được là xấu, và cuộc sống là một chuỗi nhân - quả luân phiên nhau.

5. Hiểu luật nhân quả: chịu trách nhiệm thuộc về mình

Luật nhân quả sẽ phản chiếu chính xác những gì diễn ra xung quanh bạn xuyên qua bản thân của chính mình. Hiểu luật nhân quả, bạn không có quyền đổ lỗi cho ai, mà hãy mạnh dạn nhận lãnh trách nhiệm thuộc về mình. Hạnh phúc của bạn, do bạn tạo; đau khổ bạn đang chịu, do bạn gây ra, không ai khác có thể làm cho bạn hạnh phúc hay khổ đau. Do vậy, bạn đừng có quy kết ai đó, bực bội ai đó vì tưởng rằng bạn khổ do họ. Khóc cười gì cũng do bạn mà ra, hạnh phúc hay khổ đau không ai dễ dàng đem đến hoặc đem đi mà chính bạn, không ai khác, làm cho bạn hoặc hạnh phúc, hoặc khổ đau. Luật nhân quả là định luật nhắc bạn về trách nhiệm của bản thân đối với cuộc đời mình.

6. Hiểu luật nhân quả: trân trọng sự kết nối

Tất cả vạn vật trong vũ trụ đều kết nối, gắn bó khăng khít với nhau. Ngay cả những thứ tưởng chừng không quan trọng, chúng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong mối liên kết nhau, làm nền tảng cho nhau, nâng đỡ nhau trong mạng lưới cuộc sống. Nhìn một chiếc xe, bạn có thể chỉ nhìn thấy những bộ phận có hình khối lớn và nghĩ chỉ những thứ này mới quan trọng như thùng xe, ghế xe, vô lăng, bánh xe, kính xe… Trên thực tế, tất cả mọi thứ làm nên chiếc xe, kể cả con ốc vít bé tí tẹo, đều có vai trò quan trọng như nhau. Người nào hiểu luật nhân quả, người ấy biết trân trọng sự gắn kết, trân trọng các thành tố để cấu thành nên cái chung trong tinh thần “vô ngã” để không tự cao, cho mình là trung tâm của vũ trụ.

7. Hiểu luật nhân quả: chú tâm trọn vẹn

Một người không thể cùng một lúc có thể tập trung vào nhiều việc. Nếu tập trung cao độ và trọn vẹn, trong một thời điểm nhất định, bạn chỉ có thể tập trung vào một việc duy nhất mà thôi. Tập trung trọn vẹn và toàn tâm toàn ý, công việc sẽ có kết quả tốt đẹp, đó là nhân quả. Nếu tham lam và ôm đồm, như ông bà ta thường nói “ôm nhiều ôm không chặt”, thì thời gian và công sức bạn bỏ ra bị phân tán nhiều nơi, tập trung ở nhiều công việc cùng lúc, cuối cùng không có cái nào đưa đến kết quả tốt đẹp cả. Đây là nhân quả theo chiều hướng ngược lại. Hiểu nhân quả, muốn có kết quả tốt nhất có thể, bạn tập trung trọn vẹn, chuyên nhất vào một vấn đề, và đây là cách làm việc khoa học nhất, tiết kiệm thời gian và năng lượng nhiều nhất và quan trọng hơn, đây là cách đem đến sự thoải mái dễ chịu và bình an trong cuộc sống của bạn.

8. Hiểu luật nhân quả: sống với hiện tại nhiệm mầu

Những gì bạn đang nhận, dù muốn hay không, đó là kết quả của những việc bạn đã tác ý, đã tạo tác. Bạn cứ vui chịu với những kết quả này, dù có những thứ bạn không hề mong đợi mà vẫn cứ phải đón nhận. Bạn không nên nhốt mình trong quá khứ đau buồn hay ngồi đó tự trách mình một thời ngu muội trong quá khứ, vì việc này chẳng ích gì. Quả dù đắng dù chua, bạn cứ phải hái và bắt đầu từ bây giờ, ngay tại đây gieo nhân lành, nhân ngọt. Đây là bài học kinh nghiệm, là sự trưởng thành, chững chạc của một người hiểu luật nhân quả. Hãy sống thật tốt với ngày hôm nay là sự chuyển hóa tích cực dưới sự vận hành của luật nhân quả để kiến tạo hạnh phúc cho mình.

9. Hiểu luật nhân quả: chủ động tạo nên sự thay đổi

Với những gì bạn nhận được từ cuộc sống sẽ giúp bạn xác định hướng thay đổi cần thiết. Nếu bạn tiếp tục nhận những điều không như ý hoặc không bình an, bạn hãy kiểm tra xem đó là kết quả của những hành động nào bạn đã tạo trong quá khứ. Nếu không muốn sự bất hạnh này lặp lại, bạn cần chủ động tạo nên sự thay đổi tích cực để tránh phải tiếp tục đón nhận những điều tương tự. Sự thay đổi là có thể, là trong tầm tay của mỗi người. Đang lăn lóc trong đau khổ mà muốn có quả bình an, phải mạnh dạn thay đổi, kể cả những thói quen bền chặt bám rễ trong tâm, để gieo nhân bình an.

10. Hiểu luật nhân quả: kiên nhẫn chờ đợi

Nếu bạn vững niềm tin rằng nhân quả không sai chạy, bạn sẽ nhận lại đủ những gì bạn cho đi, bạn sẽ dốc lòng sống thiện, nghĩ điều lành, nói lời hòa ái mang tính xây dựng, bởi vì sâu thẳm trong lòng, bạn muốn có được tất cả những thứ tốt đẹp này. Nếu những gì bạn đang nhận lại, theo bạn, là chưa tương xứng với những gì bạn cho đi, hãy bình tâm và kiên nhẫn, tự cho mình thêm một tí thời gian chờ đợi với tâm bình thản hơn. Nếu bạn đã gieo, đến đúng thời điểm, kết quả tốt đẹp chắc chắn sẽ đến với bạn. Chỉ sợ bạn không biết gieo nhân thiện mà ngồi đó đợi quả lành là một điều vô cùng phi lý, bạn sẽ thất vọng với sự chờ đợi hão huyền của mình mà thôi!

Thay lời kết

Khi hiểu những quy luật vận hành của nhân quả, bạn sẽ có được nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Bạn không cay cú vì cảm thấy bất công: chỉ vì nhìn trong phạm vi hẹp về không gian và ngắn về thời gian, bạn tưởng chừng đời bất công với bạn, nhưng hiểu luật nhân quả, bạn thấy công bằng đến từng ly tấc! Bạn không căng thẳng, bất an vì thấy mình thiệt thòi. Chỉ vì nôn nóng quá đó thôi, đời không lấy đi thứ gì của bạn, và bạn chẳng bao giờ chịu thiệt thòi đâu! Những mảng tối tăm, u ám trong suy nghĩ, trong cách nhìn của bạn dần được vén sạch, chỉ còn thái độ tích cực với cuộc sống. Nhờ đó, sức khỏe của cơ thể được cải thiện, tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng với cái nhìn mới mẻ, vận động và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Từ đó, bạn điềm tĩnh hơn, thanh thản và bình an hơn, dù ngoài kia, hoàn cảnh có lúc thăng trầm, nhưng đó không phải là tất cả cuộc sống của bạn. Vận mệnh trong lòng bàn tay với sự tác ý thiện lành gieo nhân tốt, bạn sẽ cải thiện cuộc sống của mình theo hướng bạn chọn. Ngoài ra, bạn có thể làm lan tỏa suy nghĩ và hành động tích cực đến những người chung quanh mình để cuộc sống thêm nhiều niềm vui và ý nghĩa.

Thấu hiểu quy luật vận hành nhân quả, là bạn nhận thức rõ rằng, cứ làm tốt thì kết quả tốt, làm xấu thì kết quả nhận được là xấu, và cuộc sống là một chuỗi nhân - quả luân phiên nhau. Khi thực hành thuận theo luật nhân quả, bạn có thể tìm được sự bình an nội tại, thân khỏe hơn, tâm thanh thản hơn và có khả năng giúp người khác cải thiện cuộc sống tốt hơn về các phương diện này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm