Nhân sinh quan, vũ trụ quan Phật giáo qua lăng kính dân gian (I)
Biểu hiện rõ nhất của Phật giáo trong đời sống là vấn đề thiện ác. Dường như trong tâm thức người Việt, nói đến đạo Phật nói riêng, và nói đến Tôn giáo nói chung, người ta nghĩ ngay đến việc thiện. Điều đó không phải là không chuẩn xác.
>>Kiến thức
Thiện ác và nhân quả - nghiệp báo
Thiện ác là vấn đề rất quen thuộc đối với mỗi người, nhưng lại là vấn đề không đơn giản. Có nhiều quan điểm khác nhau về thiện ác. Thiện ác trong đạo Phật thì căn cứ vào ý thức, vào tâm địa phát ra chứ không căn cứ vào hành động đơn thuần của việc làm. Trong Phật giáo thiện được định nghĩa là những việc làm có lợi cho mình và người trong hiện tại và tương lai. Ngược lại ác là những việc làm gây hại cho mình và người khác trong hiện tại và tương lai.
Biểu hiện rõ nhất của Phật giáo trong đời sống là vấn đề thiện ác. Dường như trong tâm thức người Việt, nói đến đạo Phật nói riêng, và nói đến Tôn giáo nói chung, người ta nghĩ ngay đến việc thiện. Điều đó không phải là không chuẩn xác. Một câu Kinh rất quen thuộc, bình dị nhưng đó là kim chỉ nam cho người học Phật:
“Không làm các việc ác
Thường làm các việc lành,
Giữ tâm ý trong sạch,
Đó là lời Phật dạy.”
Thiện ác là tiền đề cho một giáo lý có tính quy luật, giáo lý nhân quả. Nhân quả là định luật hiển nhiên, phổ biến trong đời sống vật chất, cũng như tinh thần. Có thể định nghĩa: Nhân là nguyên nhân, là năng lực phát động. Quả là kết quả, là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Như vậy trong mỗi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, đều có nguyên nhân của nó. Nhân quả hoàn toàn không do đức Phật đặt ra, mà Ngài chỉ căn cứ trên thực tế để chứng minh mà thôi. Phật giáo là nơi phát ngôn mạnh mẽ nhất cho giáo lý nhân quả.
Thiện ác, nhân quả thấm đượm một triết lý giáo dục sâu sắc. Nó là kim chỉ nam soi sáng trong từng hành động của con người. Những câu nói mộc mạc của ông bà như “ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão,” . . .đã tuôn chảy vào lòng người Việt Nam thành một truyền thống đạo đức tốt đẹp. Giáo lý nhân quả dạy con người ta thức tỉnh trong các hành động tạo tác của mình, để xa lánh các việc ác và nổ lực làm các việc lành nhằm đem lại sự an vui, thanh bình cho suộc sống. Giáo lý nhân quả cũng chú trọng đến việc thiện ác, tức là vấn đề luân lý đạo đức của con người nói chung và của những người Phật tử nói riêng. Đặc biệt luật nhân quả phù hợp với lương tâm loài người, có tính cách công bằng, tự nhiên, đặt trách nhiệm lên chính con người mình, không có sự nô lệ nơi thần linh bên ngoài, cũng không có tính cách vô luân như kẻ chủ trương ngẫu nhiên họa phúc.
Chữ Nghiệp báo đã không ít người hiểu lầm về chữ này. Họ cho rằng nghiệp như là một định mệnh, một mặc khải mà đấng tối cao nào đó đã gán cho mỗi người. Phật giáo định nghĩa Nghiệp là những hành động có ý thức tạo thành những sức mạnh chi phối tự thân và hoàn cảnh. Báo là quả báo, nghĩa là những kết quả do các nghiệp nhân tạo tác. Cho nên, con người sanh ra trên đời ai cũng có thân thể với đầu, trán, da, mặt, râu, tóc, mắt, lưỡi … như nhau, ai cũng có tứ chi gồm hai tay và hai chân không khác nhau. Nhưng vì cớ gì mà có kẻ chết yểu người sống lâu, kẻ hay ốm đau người sống mạnh mẽ, kẻ giàu người nghèo, kẻ quý người tiện, kẻ ngu dốt người thông minh, kẻ xấu hình người tốt tướng, kẻ nói cuội nói trăng, người thật thà như đếm …
Tại sao vậy? “Bởi tư niệm và nghiệp duyên mỗi người mỗi khác, cho nên căn cơ không đồng, địa vị không đồng, và hưởng thụ cũng không đồng. Do đó mà có kẻ xảáu người đẹp, kẻ hèn người sang, kẻ ngu dốt người thông minh v.v. Theo lời Phật dạy thì chỉ vì tạo tác lành dữ đã thực hiện trong quá khứ mà mỗi con người tự có báo ứng riêng. Trước kia làm lành thì nay hưởng phước, trước kia tạo ác thì nay gặt họa. Nhân nào quả nấy, quả nào nhân nấy, mảy mún không sai.” (Kinh Na Tiên Tỳ kheo - Cao Hữu Đính dịch, trang 93).
Chính vì thế, Thế Tôn xác nhận con người vừa là chủ nhân vừa là kẻ thừa tự nghiệp khi đã tạo nghiệp rồi thì không thể trốn tránh:
“Không trên trời dưới biển
Không lánh vào động núi
Không chỗ nào trên đời
Trốn được quả ác nghiệp” (Pháp Cú 127).
Như vậy, nghiệp là do con người tạo ra và hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành động của mình, nhưng con người không phải là nô lệ của nghiệp, vì với sự nổ lực của tự thân trong hiện tại con người có thể chuyển nghiệp ở quá khứ. Vả lại, nếu không giữ gìn ba nghiệp thì “Khổ não sẽ theo sau như xe chân vật kéo.” Thấu rõ lý Nhân quả Nghiệp báo, mọi người sẽ tránh xa tội lỗi và tích tạo nhiều điều lành hầu tiến đến hạnh phúc an lạc trong hiện tại cũng như tương lai.
Nhân quả và nghiệp báo có ảnh hưởng với tư tưởng truyền thống dân gian nên người dân thường nghĩ:
“Ác giả, ác báo xoay vần,
Hại nhân, nhân hại xưa nay lẽ thường.”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Quan Âm giáo hóa tự tại vô cùng
Kiến thức 14:27 09/11/2024Trong kinh Quán Vô lượng thọ, Bồ-tát Quan Âm thị hiện vô số hóa Phật. Trong Tâm kinh, Ngài có tên là Quán Tự Tại thông cả hữu hình và vô hình, hữu tình và vô tình.
Nương tựa Tam bảo, an lạc vững chắc mãi mãi
Kiến thức 14:00 09/11/2024Nhiều người cho rằng quy y Tam Bảo sợ có tội, sợ giữ giới không được là mang tội.. vì mình còn trẻ, còn làm ăn, còn giao tiếp, còn bạn bè...Hiểu như vậy là chưa chính xác.
Học để tu
Kiến thức 13:53 09/11/2024“Lúc này thầy làm gì?” là câu thăm hỏi mà tôi rất thường được nghe. Nếu tôi trả lời “chỉ ở chùa tu” thì họ sẽ nói rằng: “Thầy học hành cũng đến nơi đến chốn mà không làm gì hết, uổng quá vậy”.
Người Phật tử quyết tâm dứt khổ tìm vui, phải tu đức hỉ xả
Kiến thức 12:15 09/11/2024Sống trên đấu trường nhân loại, trong cõi đời trần tục nhiễm ô, nếu ai cố ôm chặt lòng thù hận chấp nê thì không sao tránh khỏi cảnh lầm than đau khổ. Muốn thoát khổ được vui, con người phải gỡ bỏ những mối dây oán hận, tẩy sạch những vết nhơ ô nhiễm trong cõi lòng mình cho được nhẹ nhàng trong sạch.
Xem thêm