Nhành dương rải vào thân, cái đau ở ngực liền tiêu
Các vị liên hữu sau khi nghe A Quyên nói rõ mục đích đến, ai cũng đều nói: “Cô phải cố gắng niệm Phật, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát”. Đồng thời lại cầu nước đại bi chú cho cô ta uống, và tặng cho cô ta tượng Tây phương Tam Thánh, dạy cô ta phương pháp lễ bái, niệm Phật sớm tối.
>>Những câu chuyện Phật giáo hay nên đọc
“Thiên xứ sở cầu thiên xứ ứng” (ngàn nơi cầu thì ứng hiện ngàn nơi). Đây là việc xảy ra trong tháng 5 năm Dân quốc thứ 49. Cô Trần A Quyên ở số 4 hẻm Tân Lịch thôn Tứ Đức ở Vụ Phong, năm ba mươi tám tuổi vào tháng 5, bộ ngực bên trái phát đau và xương sườn khắp người đau nhừ hết, đau đến nói không nổi. Nhứt là điều khiến cho cô lo rầu hơn hết là: Nhà kế bên có cô gái năm kia cũng mắc phải chứng bệnh quái ác “nhũ cao” này mà đến nỗi phải chết, nghe nói chứng bệnh này còn ghê gớm hơn cả chứng ung thư vú nữa. Nhìn thấy một bầy con cái trước mắt, nếu như không khỏi, về tương lai thật là không thể tưởng tượng được! Mặc dù đã trải qua rất nhiều tay Đông Tây y nổi tiếng trị liệu, nhưng không hiệu quả, trái lại càng ngày càng nặng. Về sau bộ ngực bên trái đã sưng trướng lên hơn cả thước (thước Tàu), ngay cả cánh tay trái cũng không còn nhúc nhích được, áo chỉ có thể mặc bên tay phải thôi!
Một hôm lúc A Quyên lại đang muốn đi tìm thầy thuốc, đi ngang qua đường Trung Chánh, bỗng nhiên gặp gỡ bạn cũ Trần Giang Đào, nước mắt đoanh tròng kể ra nỗi thống khổ của chứng bệnh quái ác mà mình phải chịu này. Trần Giang Đào vừa nghe cũng thương và tội nghiệp cho cảnh ngộ của cô ta, liền nói: “Chị A Quyên không nên khóc, khóc hại người, sức khoẻ càng không tốt. Phật, Bồ Tát là bậc từ bi nhất, chi bằng theo tôi đến cơ sở hoằng pháp lạy Phật, cầu Quán Thế Âm Bồ Tát phò hộ cho, chỉ cần thành tâm sám hối, thành khẩn xưng niệm “Cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” nhất định bình an hồi phục mạnh khỏe”. A Quyên đang cần người đến giúp đỡ, vừa nghĩ đến Đông Tây y đều bó tay hết, nên cũng liền miệng bằng lòng đi đến cơ sở hoằng pháp ở Vụ Phong.
Các vị liên hữu sau khi nghe A Quyên nói rõ mục đích đến, ai cũng đều nói: “Cô phải cố gắng niệm Phật, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát”. Đồng thời lại cầu nước đại bi chú cho cô ta uống, và tặng cho cô ta tượng Tây phương Tam Thánh, dạy cô ta phương pháp lễ bái, niệm Phật sớm tối.
A Quyên từ sau lần lễ bái này, về mặt tinh thần có được chỗ dựa rất lớn, không còn giống như hồi trước, suốt ngày âu sầu khổ não, hiện giờ lúc nào cũng hết sức niệm Phật, lại niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tự suy nghĩ nếu như bệnh này có thể hết thì tốt, còn như nếu không hết, thì cũng nhất tâm nhất ý cầu sanh Tây phương Cực Lạc thế giới. Cứ thế trải qua mười mấy ngày, có một đêm nọ trong mộng thấy Quán Thế Âm Bồ Tát áo trắng, tay phải cầm nhành dương, tay trái cầm tịnh bình, lấy nước nhành dương rải khắp người cô ta, vừa tỉnh dậy cảm thấy thân thể nhẹ nhàng thoải mái, khắp người mát mẻ. Về sau trong một tuần, mỗi ngày có mấy lần thân thể bỗng nhiên mát mẻ như mới tắm ra, chứng bệnh đau vú càng ngày càng bớt, không đầy một tháng thì khỏi hẳn.
Cảm ứng của Phật, Bồ Tát thật là không thể nghĩ bàn, việc này còn chưa được tính là hiếm lạ, những chuyện hiếm lạ còn ở phía sau.
Sau khi A Quyên hết bệnh, khoảng hai tháng cũng là lúc nạn lụt bát nhất (ngày 1 tháng 8) đến, ngôi nhà nhỏ trong làng nơi ở của A Quyên bị nước ngập mấy thước (thước Tàu), A Quyên vẫn cứ toàn tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cầu nguyện gia bị, bỗng nhiên có người nói với cô ta: “Ruộng dưa của chúng ta bị nước ngập ba, bốn thước, tất cả dưa đã chín sắp thâu hoạch, nhứt định bị nước lớn cuốn mất hết!”. A Quyên nghe nói bất giác khóc to lên, do vì mồ hôi nước mắt suốt nửa năm đổ vào ruộng dưa, nếu như bị nước cuốn đi thì tình hình quá nghiêm trọng rồi! A Quyên mặc dầu lo rầu nhưng cũng không có cách gì, chỉ còn biết thắp hương bạch lên cầu nguyện đức Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn cho nhà cửa không bị sập, dưa không bị cuốn trôi.
Trải qua một ngày một đêm, nước dần rút hết, A Quyên lo cho ruộng dưa của mình, nên mặt mày âu sầu vừa chạy vừa niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, đến ruộng dưa xem thì thấy dưa đầy đất, chẳng những không bị trôi mất, mà còn không biết từ đâu trôi đến chồng chất rất nhiều dưa, lại còn có rất nhiều cây tạp trôi lại nữa! vây quanh ruộng dưa lại, qua hai ngày sau hai mẹ con của A Quyên ra gánh những cây tạp về để làm củi, gánh suốt ngày còn chưa gánh hết.
Câu chuyện thật trên đây là vào ngày giảng kinh ở cơ sở hoằng pháp ngày 19 tháng 9 năm ngoái, cũng là ngày Quán Thế Âm Bồ Tát thành đạo, mấy trăm liên hữu tụ tập lại một nhà, A Quyên cảm tạ sâu sắc lòng đại từ đại bi của Phật, Bồ Tát, tức thời đứng dậy hướng về đại chúng nói ra câu chuyện cảm ứng của chính cô ta. Lúc đó còn có bảy, tám vị liên hữu ở Đài Trung nữa. Cô ta khuyên mọi người nên niệm nhiều Thánh hiệu A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát.
(Trích cuốn sách "Những Chuyện Niệm Phật Mắt Thấy Tai Nghe" - Tác giả: Nữ cư sĩ Lâm Khán Trị - Việt dịch: Thích Hoằng Chí).
> Từ A tới Z về NIỆM PHẬT
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm