Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/04/2023, 09:30 AM

Nhất tâm niệm Phật (Phần 1)

Phàm người tu Tịnh Độ rõ ràng là phải đối địch sanh tử, chẳng phải nói mà không làm, phải coi đó là một công cụ rất quan trọng mà bốn phận mình phải làm cho xong. Nên nghĩ đến vô thường mau chóng, ngày tháng chẳng chờ ai.

Niệm Phật là yếu chỉ của Tịnh Độ tông, là pháp môn rất quen thuộc trong giới Phật tử, được thực hành bằng sáu tiếng Nam-mô A-di-đà Phật, chữ Hán gọi là Lục tự Di-đà. Theo từ ngữ, niệm là nghĩ đến và ghi nhớ lấy, lưu lại trong tâm; nhất tâm là chỉ có một đối tượng trong tâm thức, không nghĩ đến một đối tượng thứ hai nào khác, có nghĩa như chuyên tâm.

Về mặt hành trì, hành giả cần thấu hiểu tường tận liễu nghĩa bốn chữ nhất tâm niệm Phật ngõ hầu mới đạt được đạo quả viên mãn là vãng sanh Tây phương Cực Lạc. Sau đây là một tài liệu trong lịch sử Phật giáo Trung quốc dẫn giải pháp môn Tịnh Độ rõ ràng hữu ích cho việc hành trì.

Ưu Đàm Tông Chủ họ Tưởng, người Đơn Dương, xuất gia ở Lê Sơn Đông Lâm Tự. Đầu năm Chí Đại triều Nguyên, có chiếu chỉ truyền bãi bỏ Liên Tông. Ngài liền lễ Phật phát nguyện quyết tâm khôi phục lại, soạn bộ Liên Tông Bửu Giám gồm có mười quyển. Khi soạn xong, Ngài đưa đi cầu chứng giám khắp các bậc thạc đức, ai cũng tán thành không đổi một chữ. Ngài dâng sách lên vua nhà Nguyên xin phục hồi lại Giáo pháp của Liên Tông. Triều đình chuẩn y và tôn Ngài làm Tông Chủ, phụng hiệu là Hổ Khê Tôn Giả. Bộ Liên Tông Bửu Giám có mấy đoạn khẩn yếu tóm tắt như sau:

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tịnh Niệm liên tục

Phàm người tu Tịnh Độ rõ ràng là phải đối địch sanh tử, chẳng phải nói mà không làm, phải coi đó là một công cụ rất quan trọng mà bốn phận mình phải làm cho xong. Nên nghĩ đến vô thường mau chóng, ngày tháng chẳng chờ ai. Nếu mà nửa tin nửa ngờ, nửa tiến nửa thối, lúc vô thường đến thời làm thế nào ? Làm sao thoát khỏi luân hồi ? Nếu là người tin thuận, thời bắt đầu ngay từ ngày hôm nay phát tâm đại dũng mãnh, phát chí đại tinh tấn. Không luận ngộ lý không ngộ lý, không luận kiến tánh không kiến tánh, cứ thẳng một mặt chấp trì một câu Nam Mô A Di Đà Phật, vững chắc như vào trái núi to, không gì làm lay chuyển được. Phải chuyển tâm, phải chú ý, hoặc tham cứu mà niệm, hoặc quán tưởng mà niệm, hoặc niệm luôn, hoặc mười miệm, hoặc chuyên niệm thầm, hoặc niệm ra tiếng, hoặc xướng niệm, hoặc lễ niệm... Niệm nào cũng là Phật, tâm nào cùng không rời Phật. Sáng cũng miệm, tối cũng niệm, đi cũng niệm, ngồi cùng niệm. Không để tâm niệm luống qua, niệm Phật không rời tâm. Tất cả giờ, tất cả ngày không được buông rời, kín đáo liền nhau. Như gà ấp trứng phải cần hơi nóng nối tiếp luôn. Niệm Phật như vậy gọi là tịnh niệm liên tục. Thêm dùng trí quan sát rõ ràng Tịnh Độ chính là tự tâm. Đây là công phu tấn tu của bậc thượng trí. Dầu gặp những cảnh duyên khổ hay vui, nghịch hay thuận cũng chỉ niệm A đi đà Phật. Không một manh tâm biến đổi, không một chút niệm thối đọa, cũng không một mảy may tạp tưởng. Nhẫn đến hơi thở cuối cùng quyết không một niệm nào khác, chỉ mong mỏi được về Tây phương Cực Lạc Thế giới. Dụng công được như thế thời vô minh nghiệp chướng tự nhiên tiêu mất, trần lao phiền não tự nhiên diệt hết. Tất sẽ tận mắt thấy Phật A-di-đà, khi lâm chung chắc chắn vãng sanh bậc thượng phẩm.

Kiên trì Chánh Niệm

Nếu người niệm Phật mà phiền não chưa sạch, lúc tâm niệm xấu ác móng khởi phải lập tức tự kiểm điểm. Nếu có những tâm niệm như xan tham, sân hận, si ái, tật đố, khi dối ngã nhân, cống cao, ngã mạn, dua nịnh, tà kiến... phải gấp to tiếng niệm Phật, nhiếp tâm nơi Chánh Niệm, đừng để niệm xấu được tương tục cho đến lúc chúng tiêu diệt không còn sức tái khởi nữa. Nếu có những tâm niệm tốt như thâm tín, chí thành, hồi hướng, từ bi, khiêm hạ, bình đẳng, phương tiện, nhẫn nhục, trì giới, hỷ xả, thiền định, tinh tấn, chánh trí, phải giữ gìn cho được tăng trưởng. Rất phải nghiêm trì giới hạnh, chớ làm việc quấy ác, chớ nuôi mèo chồn gà lợn, chớ làm nghề săn bắn lưới chài. Nên biết rằng các bậc Thường Thiện Nhân nơi Cực Lạc đều do vất bỏ tất cả điều ác, tu tập hạnh lành mà được vãng sanh Tịnh Độ trụ bậc bất thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Bồ đề. Người niệm Phật phải học đòi theo Phật, coi việc bỏ dữ làm lành là nhiệm vụ của mình.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Xem thêm