Nhật trình Yên Tử: Thiền tông bản hạnh
Trung tuần tháng 5/2012, Mộc bản chùa Vĩnh nghiêm đã vinh dự được chính thức ghi danh vào danh mục di sản tư liệu trong chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đây là niềm tự hào vô cùng to lớn cho nhân dân Bắc Giang, mộc bản Vĩnh Nghiêm được ghi danh, sẽ là một điều kiện lớn để nhân dân địa phương có cơ hội phát triển văn hóa, du lịch, kinh tế….
Thiền tông bản hạnh - Nhật trình Yên tử là tập thơ nói về sự ra đời và truyền bá thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nội dung của tập sách dùng nhiều văn từ liên quan tới giáo lý đạo Phật và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Qua nội dung của tập sách này chúng ta thấy hai vấn đề đặt ra là:
Thứ nhất: Vẽ ra một lộ trình đi tu cho tới đắc đạo của Giác Hoàng điều ngự Trần Nhân Tông. Lộ trình ở đây đề cập là lộ trình cụ thể với địa danh cụ thể chứ không phải lộ trình của đạo Phật mà thiền phái Trúc lâm lan tỏa.
Con đường đi tu của Trần Nhân Tông bắt đầu đi từ Thăng Long rồi đến Bàn Than ở sông Lục Đầu. Rồi từ đó vào chùa Côn Sơn (Tư Phúc tự). Lại từ khu Côn Sơn đến chùa Tăng Giác, Bác Mã ở huyện Chí Linh (Hải Dương). Đi tiếp đến chùa Quỳnh Lâm (ở huyện Đông Triều) rồi đi vào núi Yên Tử. Trong khu vực Yên tử ngài đến chùa Lỳ Lân (Am), suối Giải Oan, rồi lên Hoa Yên, Long Động, Tử Tiêu, Ngọa vân, Vân Tiêu.
Thứ hai: Qua tác phẩm cũng đã cho thấy ở thời Trần đạo Phật rất thịnh hành. Từ Tuệ Trung thượng sĩ đến Trần Thái Tông rồi đến Trần Nhân Tông cùng Pháp Loa, Huyền Quang. Tiếp sau đó là Trần Anh Tông và Trần Minh Tông – tất cả đều là các bậc tiền bối của thiền phái Trúc Lâm Yên tử và cũng là những người in dấu chân Phật trên khắp dãy núi Yên Tử ở vùng Đông Bắc Việt Nam rồi truyền bá trong cả nước.
Thế còn vùng Tây Yên tử được phản ánh như thế nào trong tác phẩm này? Điều này xin được lưu ý là: Lộ trình kể trên chỉ nhắc tới một số địa danh ở đồng bằng và chân núi phía Đông sơn phận Đông Yên Tử như Côn Sơn, Bác mã, Quỳnh Lâm …chứ còn vào Yên tử thì đó là đất Phật, đất Bụt. Tác phẩm chỉ nhắc tới chùa Yên Hoa, Vân Tiêu, Long Động…là các di tích liên quan trực tiếp tới “Kinh đô Phật giáo” của Trúc lâm Yên tử thôi. Còn các địa danh khác, tác phẩm chỉ nói chung là “đất Bụt”.
Đất Bụt là vì ở đó có Bụt, có tâm Bụt, có hiệu của Bụt. Đó là cõi cực lạc mà thiền phái Trúc Lâm Yên Tử quan niệm. Bởi vì thế mà trong Yên tử Nhật Trình nhắc đi nhắc lại lại rất nhiều từ: Bụt – Phật – Quan Âm – A Di Đà vậy. Chính vì thế không chỉ ở ngay chùa Đồng Yên tử – vua Trần cho khắc lên đá lớn chữ Phật lớn mà còn đặt tên cho các núi ở dãy Yên tử thuộc địa phận Bắc Giang, Hải Dương mang chữ Phật, chữ Bụt và các từ liên quan đến đạo Phật – ta có thể dẫn chứng ra được như sau:
* Núi Phật Sơn là núi nằm ở địa phận xã Lục Sơn – núi này từ xa đã nhìn như thấy đức Phật nằm nhập niết bàn – đầu hướng về phía tây. Hình tượng này rất đẹp và hùng tráng. Từ Vô Tranh, Mai Sưu … đi vào Đồng Thông đã thấy hình ảnh này từ xa rồi. Về núi này, sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Núi Phật Sơn ở xã Hổ Lao (nay thuộc xã Lục Sơn – Lục Nam) cách huyện Lục Ngạn 12 dặm về phía nam. Thế núi cao vót và bằng phẳng. Phía đông có Liên Sơn (ở xã Vĩnh Ninh), phía tây có Định Sơn (ở xã Áng Trì).
Sách Chí Linh địa chí cũng chép: “Núi Doanh Sơn còn có một tên nữa là Phật Sơn, cao 60 trượng. Từ Yên tử khởi làm tổ sơn, kéo tới Độn Sơn thì chia làm 3 chi – một chi kéo về phía Tống Sơn rồi tới chùa Huyền Thiên làm thanh long bên trái, một mạch nữa kéo về phía bắc làm thành Liên Sơn…”
Cũng về phía Sơn Động, lại có núi Bụt, ở đó có đèo Bụt. Bụt với Phật thì cũng như nhau. Nhưng Bụt thì gắn với ý nghĩa các từ ở Nhật trình Yên tử và Thiền tông bản hạnh hơn.
Từ Phật Sơn, lại đẩy ra núi Quan Âm (tên nôm là núi Am vãi) ở huyện Lục Ngạn. Núi này sách Đại Nam thống chí cũng nói đến là: “Núi Am Ni (ni với vãi giống nhau) ở xã Nam Điện, phía nam huyện Lục Ngan, mạch núi từ Phật Sơn, Thù Sơn kéo đến. Phía tả có giếng, nước trong không bao giờ cạn. Cạnh núi có hai cái bồn bằng đá. Trên núi có nền chùa cũ”. Chùa là chùa Am Vãi có tháp đá mang tên “Bảo tháp liên hoa”. Trong đó có bài vị của thiền sư phái Trúc lâm Yên tử.
Ngoài ra còn có nhiều địa danh liên quan tới nhà Phật ở trên đất Bụt, đất Phật Yên tử nữa mà ở đây không kể hết.
Suy ngẫm về điều này, ở đây xin trích 1 đoạn ở Nhật Trình Yên tử như sau:
Chính vì thế mà khi các bậc tiền bối viết tập Yên Tử Nhật trình đã kết luận dãy Yên Tử chính là đất Bụt, chính là rừng Thiền mà từ đó để người đời mãi mãi tới chiêm ngưỡng….
Trần Văn – Lệ Chi
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Giáo lý Bắc truyền được phản ánh ở các nhân vật Tây Du ký
Sách Phật giáo 19:06 28/12/2024Nhân vật thầy trò Ðường Tăng là biểu tượng các phần tố tâm thức của một tâm hồn Ðường Tăng.
Bàn về Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân
Sách Phật giáo 16:33 28/12/2024Soạn giả chỉ mong rằng khi tập sách này đến tay quý bạn đọc thì chỉ là:"Lời quê chắp nhặt dông dài / Mua vui cũng được một vài trống canh" (Truyện Kiều câu 3253-3254). Rất mong nhận được sự thông cảm rộng rãi từ quý bạn đọc.
Nguyễn Tường Bách và Nguyễn Vĩnh Nguyên đối thoại về khủng hoảng
Sách Phật giáo 16:23 27/12/2024Sáng 27/12, buổi ra mắt sách 'Cân bằng trong khủng hoảng' với sự góp mặt của hai tác giả Nguyễn Tường Bách và Nguyễn Vĩnh Nguyên được tổ chức tại Đường sách TP.HCM.
Một cuốn sách của tu sĩ Mộc Trầm lọt top 10 cuốn sách 'hot' trên BookTok Việt Nam 2024
Sách Phật giáo 11:12 26/12/2024Cộng đồng BookTok Việt Nam bùng nổ với nhiều đầu sách phong phú, trong đó, "Lén nhặt chuyện đời" của tác giả Mộc Trầm (bút danh của Đại đức Thích Đạo Quang, tu học tại chùa Từ Quang, Gia Lai) lọt top 10 cuốn sách 'hot'.
Xem thêm