Thứ bảy, 28/12/2024, 16:33 PM

Bàn về Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân

Soạn giả chỉ mong rằng khi tập sách này đến tay quý bạn đọc thì chỉ là:"Lời quê chắp nhặt dông dài / Mua vui cũng được một vài trống canh" (Truyện Kiều câu 3253-3254). Rất mong nhận được sự thông cảm rộng rãi từ quý bạn đọc.

I. TỔNG QUÁT

Gần đây Ðài truyên hình hình Thành phố Hồ Chí Minh chiếu bộ phim Tây Du Ký, Dương Khiết đạo diễn, đã đem lại nhiều cảm giác sinh thú cho người xem. Nhiều bài báo, nhiều lời bình phẩm và dư luận và dư luận của quần chúng về bộ phim sôi nổi, đặc biệt của luồng dư luận là sự lẫn lộn giữa giá trị của pháp sư Huyền Trang, thiền sư vừa là nhà Phật học, nhà dịch thuật, với giá trị của Ðường Huyền Trang trong bộ phim Tây Du Ký và Ðường Huyền Trang trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.

Dư luận cũng lẫn lộn giữa giáo lý Phật giáo đích thực với giáo lý Phật giáo được phản ảnh qua bộ phim hay qua tiểu thuyết Tây Du Ký.

Các nhân vật chính trong phim Tây Du Ký.

Người viết bài này thiển nghĩ người Phật tử cần xác định nhận thức rằng:

- Pháp sư Huyền Trang của lịch sử Phật giáo Trung Hoa là có thực, là một thiền sư thông rõ Kinh, Luật, Luận Phật giáo, là một nhà Phật học lỗi lạc, là một nhà dịch thuật tài danh, đã du học ở Ấn Ðộ và chiêm bái Phật tích tại đó suốt 17 năm, sau đó trở về Trung Quốc dịch các Kinh, Luận trong suốt 18 năm thì mất. Cuộc đời và sự nghiệp xuất thế của Pháp sư có giá trị độc lập với Trần Huyền Trang trong phim ảnh, và độc lập với Trần Huyền Trang trong tiểu thuyết Tây Du Ký.

Không thể căn cứ vào Trần Huyền Trang trong tiểu thuyết hay phim ảnh với nhiều tình tiết hư câu để đánh giá Pháp sư Trần Huyền Trang có thực trong lịch sử. Ổn định nhận thức như thế để người Phật tử khỏi phải phiền não trước những diễn xuất hay diễn đạt kém phần giải thoát của nhân vật Trần Huyền Trang trong phim ảnh hay trong tiểu thuyết.

- Tương tự, người Phật tử cần ổn định nhận thức của mình về sự khác biệt giữa giáo lý Phật giáo đích thực với giáo lý Phật giáo được phản ánh có chỗ thiếu trung thực qua phim ảnh hay tiểu thuyết để khỏi phải băn khoăn trong việc tìm lời lẽ biện minh thế này thế khác.

- Người viết cũng cảm thấy rằng ngay cả khi người Phật tử đã ổn định nhận thức của mình về Pháp sư Huyền Trang đích thực thì vẫn không tránh được cảm nhận khó chịu trước hình ảnh Ðức Phật (diễn xuất trong phim) chụp Ngũ hành sơn xuống mình Tôn Ngộ Không (bấy giờ đã là Tôn Ngộ Không sau ngày thụ giáo với Tôn giả Tu Bồ Ðề) hơi nặng nề (thiếu nét từ bi) rồi liền xoay lại vui vẻ nhìn Hằng Nga hát múa, và trước hình ảnh Tôn giả Ðại Ca Diếp, Tôn giả A Nan, đại đệ tử của Ðức Phật, lôi thôi độ trái cây và lôi thôi đòi "hối lộ" đầy nét phàm phu. Hai hình ảnh ấy thật là xa lạ đối với Phật giáo và thật khó hiểu đối với người Phật tử hiểu đạo! Hình ảnh hối lộ ấy diễn ra hệt như trong tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân, điều mà người viết bài này nghi ngờ không phải là đoạn sáng tác của Ngô Thừa Ân, một tiểu thuyết gia nổi danh có một kiến thức Phật học sâu sắc đã được biểu hiện qua bản truyện Tây Du Ký.

- Trở về tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Ðọc xong Tây Du Ký, người viết liền khởi tưởng:

* Sự nghiệp du học, phiên dịch và tu hành của pháp sư Huyền Trang là vĩ đại, đã để lại nhiều sự ngưỡng mộ trong quần chúng Phật tử hậu lai, và nhiều hứng khởi trong các nhà nghiên cứu, dịch thuật và sáng tác văn học về sau. Quần chúng ngưỡng mộ pháp sư qua văn học truyền khẩu NGÔ THỪA ÂN đã hứng khởi đến độ dựng thành bộ tiểu thuyết Tây Du Ký bất hủ.

* Ngô Thừa Ân hẳn và viết về những gì trong giáo lý Phật giáo đã tạo nên pháp sự Trần Huyền Trang và sự nghiệp vĩ đại của người. Ðó là con đường tu tập thoát ly mọi nỗi khổ đau trần thế, cái nỗi khổ đau đang đè nặng cuộc đời của Ngô Thừa Ân và xã hội Trung Hoa phong kiến đương thời.

* Tác giả đã biểu tượng hóa lộ trình tu tập giải thoát, theo Phật giáo, bằng hình ảnh bốn thầy trò Ðường Tăng và con ngựa trắng đi Tây Trúc thỉnh kinh với tám mươi mốt khổ nạn.

Trong bài phiếm bàn này, người viết chỉ bàn đến các biểu hiện giáo lý Phật giáo tản mạn qua các nhân vật và các cảnh nạn, mà không đi vào các quan niệm nhân sinh, xã hội và lại càng không bàn đến văn phong bút pháp của tác giả.

II. HÌNH ẢNH GIÁO LÝ PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN ÐƯỢC PHẢN ẢNH QUA TÂY DU KÝ

1/ Qua các nhân vật chính (tổng quan)

* Bảng liệt kê các Kinh, Luật, Luận mà Ðường tăng thỉnh về Trung Quốc, theo Ngô Thừa Ân, là thuộc giáo lý Bắc truyền. Với các nhà nghiên cứu Phật học vững vàng như Ngô Thừa Ân mới nhận ra tư tưởng Bát Nhã là cột sống của giáo lý Bắc truyền. Các bản kinh tiêu biểu và phổ biến nhất của giáo lý Bát Nhã là Bát Nhã Tâm Kinh và Kim Cương Bát Nhã. Vì thế Ngô Thừa Ân đã chọn lựa và giới thiệu các nét giáo lý tinh yếu của hai bản Kinh ấy vào cuốn tiểu thuyết thời danh Tây Du Ký.

* Tạng Kinh Bát Nhã (ngót 700 cuốn) do pháp sư Huyền Trang dịch. Bản Bát Nhã Tâm Kinh là bản Kinh mà pháp sư thường đọc tụng, ngay cả những lúc cấp nạn như tại sa mạc Gobi - theo đúng sử liệu - Bản kinh này là tinh yếu của tư tưởng Bát Nhã đã được tác giả đưa vào tiểu thuyết làm triết lý cho cuộc Tây du.

Hồi thứ 19 (của Tây Du Ký) viết rằng:

"Ðông Vân San, Ngộ Không thu Bát Giới,

Núi Phù Ðồ, Tam Tạng nhận Tâm Kinh".

Ðường Tăng tại đây được thiền sư Ô Sào (hóa thân của Bồ Tát) truyền dạy bài Bát Nhã Tâm Kinh như là vũ khí để chiến thắng vượt qua các ách nạn.

* Ðọc cuộc hành trình Tây du, Ðường tăng thường tụng niệm bản Bát Nhã Tâm Kinh - và thường được Tôn Ngộ Không nhắc nhở - để thắng vượt các sợ hãi, âu lo.

* Cuối đường Tây du, Ðường Tăng được hóa thân Phật dùng chiếc thuyền Bát Nhã (không đáy) chở qua sông mê đến bờ bên kia của Phật cảnh. Bước vào thuyền, Ðường Tăng liền thoát xác: được pháp thân thanh tịnh vô tướng, và để lại chiếc sắc thân, như một xác chết, nổi bềnh bồng giữa sóng nước sinh tử.

* Suốt đường thỉnh kinh, phái đòan Tây du luôn luôn được Bồ Tát Quán Thế Âm theo sát cứu độ. Quán Thế Âm theo là tên của vị Bồ Tát mở đầu bản Bát Nhã Tâm Kinh, vị Bồ Tát do vì thấy rõ Năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức - nghĩa là con người và vũ trụ) là không có tự ngã mà vượt qua hết thảy khổ ách, đi vào sinh tử tự tại cứu đổ chúng sinh.

Như thế, tại đây đã có thể kết luận rằng: Ngô Thừa Ân đã diễn lại nội dung Bát Nhã Tâm Kinh (hay tư tưởng tinh yếu của Bát Nhã) và hành trình để chứng đắc trí tuệ Bát Nhã qua toàn bộ tiểu thuyết Tây Du Ký mà mỗi bước đi của phái đoàn thầy trò Ðường Tăng là mỗi bước đi tiến gần giải thoát.

(Còn tiếp).

(Theo sách Bàn về Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân)


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bàn về Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân

Sách Phật giáo 16:33 28/12/2024

Soạn giả chỉ mong rằng khi tập sách này đến tay quý bạn đọc thì chỉ là:"Lời quê chắp nhặt dông dài / Mua vui cũng được một vài trống canh" (Truyện Kiều câu 3253-3254). Rất mong nhận được sự thông cảm rộng rãi từ quý bạn đọc.

Nguyễn Tường Bách và Nguyễn Vĩnh Nguyên đối thoại về khủng hoảng

Sách Phật giáo 16:23 27/12/2024

Sáng 27/12, buổi ra mắt sách 'Cân bằng trong khủng hoảng' với sự góp mặt của hai tác giả Nguyễn Tường Bách và Nguyễn Vĩnh Nguyên được tổ chức tại Đường sách TP.HCM.

Một cuốn sách của tu sĩ Mộc Trầm lọt top 10 cuốn sách 'hot' trên BookTok Việt Nam 2024

Sách Phật giáo 11:12 26/12/2024

Cộng đồng BookTok Việt Nam bùng nổ với nhiều đầu sách phong phú, trong đó, "Lén nhặt chuyện đời" của tác giả Mộc Trầm (bút danh của Đại đức Thích Đạo Quang, tu học tại chùa Từ Quang, Gia Lai) lọt top 10 cuốn sách 'hot'.

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Xem thêm