‘Hành trình tu học’ của một người theo bước chân Phật
“Hành trình tu học” là bộ sách nói về quá trình tu học của người xuất gia và tại gia trong việc hành trì giáo lý của Đức Phật Như Lai.

Hành trình tu học là bộ sách cầm tay gồm 3 cuốn của tác giả Hòa thượng Như Ngộ (Đài Loan, Trung Quốc), được ba dịch giả Phổ Giác, Trung Nghiêm, Hạnh Huy chuyển ngữ và Vạn Lợi hiệu đính. Sách do Trung tâm Biên phiên dịch Tư liệu Phật giáo Quốc tế - Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm phát hành.
Mỗi hành giả tu học trên lộ trình tìm về bến giác đều không ít lần kinh qua những thăng trầm trong cuộc sống. Trong Hành trình tu học, hòa thượng Như Ngộ chia sẻ những câu chuyện, những sự việc xảy ra trong cuộc sống của một người tu hành, qua lời văn chân tình, giản dị.
Bộ sách cũng là tâm tư, nỗi lòng mà tác giả gửi đến những tăng sĩ trẻ và những vị hộ trì cho Phật pháp với mong muốn đạo Phật trường tồn và sáng mãi trong lòng người.
Hành trình tu học chuyển tải nội dung các bài giảng của tác giả, qua đó khai thị, khích lệ hành giả tu học quán sát nội tâm của chính mình. Từ đây, người tu học có thể phá trừ những chấp trước, những phiền não tham, sân, si trong tâm thức của mỗi người.
Muốn thành tựu quả vị Phật cần phải phát tâm nguyện rộng lớn, một khi tâm Bồ đề sâu rộng thì chắc chắn sẽ làm cho Phật tính hiển bày, để dù trong hoàn cảnh nào cũng nhận rõ được đúng sai, biết được nhân quả thiện ác, không làm thương tổn đến chúng sinh.
Đức Phật dạy chúng ta không nên ngừng tư duy ý nghĩa chính của các Pháp, thường xuyên nuôi dưỡng các thiện pháp, hành trì giới luật, rèn luyện thân tâm, chế ngự những tập khí sâu dày, vun bồi đức hạnh, trưởng dưỡng đạo tâm, tịnh hóa ba nghiệp, biến nỗi đau thành hạnh phúc.
Hành trình tu học sẽ giúp độc giả nhận ra con đường đi đế an vui bằng nỗ lực tu tập, quý trọng thời gian và không cho những vọng tưởng trong tâm có cơ hội khởi lên ý nghĩ cũng như hành động tạo tác sai lầm.

Hòa thượng Như Ngộ họ Tiêu tên Kim Vinh, sinh năm 1938. Ông là trụ trì đời thứ tư của chùa Viên Quang ở Trung Lịch. Hòa thượng có hai nguyện vọng là trùng tu chùa Viên Quang và kế thừa sự nghiệp của cơ sở này.
Theo đó, chùa hướng đến giáo dục Tăng tài và giáo dục cộng đồng, thực hiện các hoạt động từ thiện, hoạt động văn hóa xã hội. Hòa thượng đã làm hưng thịnh chùa Viên Quang và cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục Tăng Ni Phật giáo Đài Loan (Trung Quốc).
Theo ZNews
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Đủ nắng hoa khai, một đóa Như Lai – Bản giao hưởng của tuổi trẻ tỉnh thức
Sách Phật giáo
Đã từng nghe đồn thổi rằng, tuổi trẻ đẹp tựa như một vầng trăng tròn, sáng tinh khôi, nhưng chỉ là bóng trên mặt hồ vậy. Đẹp là thế mà đến trong thoáng chốc. Nếu ai không biết trân quý sự hiện diện ấy thì có lẽ, khi đã luống tuổi sẽ cảm thấy nuối tiếc.

Truyện cổ Phật giáo: Mãnh lực lời nguyện
Sách Phật giáo
Một hôm, sau khi khất thực, thọ trai xong trở về Kỳ Viên tinh xá, đức Thế tôn được báo cáo có một vị Tân tỳ kheo (tỳ kheo mới thụ giới) lâu nay bỗng đâm ra thẫn thờ, biếng nhác không chịu đi khất thực, không tọa thiền, không ăn uống.

"Đường vào thiền"
Sách Phật giáo
Osho khát khao sự thật không chỉ là điểm khởi đầu, mà còn là điều kiện tiên quyết để bước vào thiền. Theo tác giả, khi một người khao khát sự thật đủ mạnh mẽ, họ sẽ tự nhiên bị thôi thúc khám phá những tầng sâu hơn của tâm thức.

Phật giáo thời Trần: 'Ở đời vui đạo hãy tùy duyên'
Sách Phật giáo
''Khóa hư lục'' của vua Trần Thái Tông và "Cư trần lạc đạo phú'' của Trần Nhân Tông truyền tải cốt lõi tư tưởng Phật giáo thời Trần.
Xem thêm