Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhìn lại các kỳ đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc

Từ ngày thành lập đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua 8 kỳ đại hội. Trải qua các kỳ đại hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, là động lực cho sự phát triển của đất nước, tạo khối đại đoàn kết toàn dân.

> Chương trình Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027

Toàn cảnh Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII. Ảnh: Tư liệu Phật giáo Việt Nam

Toàn cảnh Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII. Ảnh: Tư liệu Phật giáo Việt Nam

Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam

Diễn ra từ ngày 4 đến 7/11/1981, tại hội trường chùa Quán Sứ, 73 Quán Sứ, Hà Nội, hội tụ 165 đại biểu của 9 tổ chức, hệ phái (Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, Hội Sư sãi Yêu nước miền Tây Nam Bộ, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Thiên Thai giáo Quán tông, Hội Phật học Nam Việt).

Chủ tọa đoàn. Ảnh: Tư liệu Phật giáo Việt Nam

Chủ tọa đoàn. Ảnh: Tư liệu Phật giáo Việt Nam

Hội nghị đã cung thỉnh Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận vào ngôi vị Pháp chủ; Trưởng lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh; suy cử Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Hội nghị đã thông qua đường hướng hành đạo là “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, thông qua Hiến chương GHPGVN gồm: Lời nói đầu, 11 chương và 46 điều.

Đại biểu chụp hình lưu niệm trước chánh điện chùa Quán Sứ. Ảnh: Tư liệu

Đại biểu chụp hình lưu niệm trước chánh điện chùa Quán Sứ. Ảnh: Tư liệu

Nhiệm kỳ 1, Giáo hội có 6 ban, ngành thuộc Hội đồng Trị sự (Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng Ni, Ban Hướng dẫn nam nữ Phật tử, Ban Hoằng pháp, Ban Nghi lễ, Ban Văn hóa).

Tại hội nghị này, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam – Cơ sở 1 (sau này là Học viện Phật học Việt Nam tại Hà Nội) được thành lập, tiếp theo Trường Cao cấp Phật học Việt Nam – Cơ sở 2 (sau này là Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh) được thành lập năm 1984.

Hội nghị lịch sử này được xem là Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I, nhiệm kỳ 1981-1987 của GHPGVN.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 1987-1992

Diễn ra các ngày 28, 29/10/1987 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội; thành phần: 200 đại biểu.

Đại biểu chụp hình lưu niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Ảnh: Tư liệu Phật giáo Việt Nam

Đại biểu chụp hình lưu niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Ảnh: Tư liệu Phật giáo Việt Nam

Lãnh đạo Giáo hội: Pháp chủ Hội đồng Chứng minh: Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận; Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

Nhiệm kỳ II, Giáo hội có 8 ban, ngành, viện thuộc Hội đồng Trị sự; ngoài 6 ban, ngành cũ thêm 2 đơn vị mới là Ban Kinh tế tự túc nhà chùa – Từ thiện xã hội và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh). Số lượng thành viên mỗi ban, ngành từ 9 vị tăng lên 15 vị.

Về tổ chức Phật giáo địa phương, GHPGVN có 29 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 1992-1997

Diễn ra trong các ngày 3, 4/11/1992 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Thành phần: 250 đại biểu.

Tại Đại hội đã suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch vào ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

Chứng minh và Chủ tọa đoàn Đại hội lần thứ III. Ảnh: Tư liệu PGVN

Chứng minh và Chủ tọa đoàn Đại hội lần thứ III. Ảnh: Tư liệu PGVN

Nhiệm kỳ III, Giáo hội có 10 ban, ngành; ngoài 8 ban, ngành cũ, tách Ban Kinh tế tự túc nhà chùa – Từ thiện xã hội thành Ban Kinh tế Tài chính và Ban Từ thiện xã hội, thành lập 1 ban mới là Ban Phật giáo Quốc tế.

Ngoài ra, Giáo hội cũng thành lập Phân viện Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội. Số lượng thành viên mỗi ban, ngành là 25 vị.

Về hệ thống hành chánh, có 40 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Trường Cao cấp Phật học cơ sở 3 (sau được đổi tên là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế) được thành lập, Giáo hội tiến hành đổi tên hệ thống Trường Cao cấp Phật học thành Học viện Phật giáo Việt Nam (3 trường tại Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh); hệ thống Trường Cơ bản Phật học thành Trường Trung cấp Phật học. Thành lập Hội đồng Phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Phật học VN.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 1997-2002

Chính thức diễn ra vào các ngày 22, 23/11/1997, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội với 300 đại biểu.

Pháp chủ Hội đồng Chứng minh là Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch; Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Pháp chủ Hội đồng Chứng minh là Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch; Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Toàn cảnh Đại hội kỳ IV

Toàn cảnh Đại hội kỳ IV

Nhân sự Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự được tăng lên, số lượng thành viên mỗi ban, ngành cũng tăng lên là 30 vị. Về hệ thống tổ chức địa phương có 49 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước. Hệ thống Trường Trung cấp Phật học tại các tỉnh, thành phố tăng lên 25 trường, đề nghị mở thêm các lớp Cao đẳng Phật học tại 3 địa phương: TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2002-2007

Chính thức diễn ra vào các ngày 4 và 5/12/2002, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội với thành phần hơn 500 đại biểu.

Chư tôn đức giáo phẩm tham dự Đại hội kỳ V. Ảnh: Tư liệu Phật giáo Việt Nam

Chư tôn đức giáo phẩm tham dự Đại hội kỳ V. Ảnh: Tư liệu Phật giáo Việt Nam

Pháp chủ Hội đồng Chứng minh là Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch; Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

Nhiệm kỳ 5 của Giáo hội, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập. Đây là cơ sở chuyên đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nam tông tại TP Cần Thơ. Hệ thống trường trung cấp tăng lên con số 30, 8 lớp Cao đẳng tại TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Lâm Đồng, Hà Nội, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Bạc Liêu.

Về hệ thống tổ chức Phật giáo địa phương, GHPGVN có 52 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2007-2012

Diễn ra từ ngày 11 đến 14/12/2007, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội; với thành phần tham dự hơn 800 đại biểu.

Toàn cảnh Đại hội kỳ VI. Ảnh: Tư liệu PGVN

Toàn cảnh Đại hội kỳ VI. Ảnh: Tư liệu PGVN

Đại hội đã suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ vào ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh.

Lần đầu tiên, Đạo kỳ và Đạo ca được đưa vào Hiến chương GHPGVN; thêm quy định về Ban Đại diện Phật giáo cấp quận, huyện; tăng số lượng thành viên Hội đồng Chứng minh (98 thành viên) và Ủy viên Hội đồng Trị sự (147 ủy viên chính thức, 48 ủy viên dự khuyết)…

Nhiệm kỳ 6 GHPGVN cũng là nhiệm kỳ Giáo hội có nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực hoạt động.

Chư tôn đức giáo phẩm chụp ảnh lưu niệm với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Ảnh: Tư liệu Phật giáo Việt Nam

Chư tôn đức giáo phẩm chụp ảnh lưu niệm với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Ảnh: Tư liệu Phật giáo Việt Nam

Hệ thống hành chánh Giáo hội có 58 tỉnh, thành hội Phật giáo trên toàn quốc được thành lập và hoạt động ổn định, hiệu quả.

Giáo hội đã thành lập Phân ban Đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương; Ban Truyền thông Trung ương… Các hoạt động quốc tế nổi bật như Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc (Vesak) năm 2008; Hội nghị Ni giới Thế giới lần thứ XI năm 2010… được GHPGVN đăng cai và tổ chức thành công, khẳng định vị thế của GHPGVN trong cộng đồng quốc tế, đồng thời giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và cởi mở đến với bạn bè quốc tế.

42FC277B-7CD6-4BE8-B3E4-34B6922F1DDC

Giáo hội đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên ngành, chuyên đề trong đó nổi bật là hội thảo khoa học và Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN; hội thảo và Đại lễ kỷ niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn; Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội…

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (2012-2017)

Đại hội diễn ra từ ngày 21-24/11/2012 tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, có hơn 900 đại biểu tham dự.

Đại hội suy tôn Hoà thượng Thích Phổ Tuệ vào ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; 89 thành viên Hội đồng Chứng minh, 24 vị Ban Thường trực.

Giáo hội thành lập 13 ban ngành thuộc Hội đồng Trị sự; 63 tỉnh thành hội Phật giáo cả nước và tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc lần thứ 2, năm 2014, tại Việt Nam.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (2017-2022)

Đại hội diễn ra từ ngày 19-22/11/2022, tại Hà Nội, gồm 1.111 đại biểu tham dự.

Đại hội đã suy tôn Hoà thượng Thích Phổ Tuệ vào ngôi vị Pháp chủ; 96 thành viên Hội đồng Chứng minh và 27 vị Ban Thường trực.

Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hoà thượng Thích Thiện Nhơn.

Giáo hội đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc lần thứ 3, năm 2019, tại chùa Tam Chúc, Hà Nam.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (2022-2027)

Đại hội sẽ được tổ chức tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, dự kiến có 1091 đại biểu tham dự.

Chủ đề của Đại hội: Kỷ cương – Trách nhiệm – Đoàn kết – Phát triển.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Gốc rễ của chiến tranh

Giáo hội 18:24 30/10/2024

Thật là vinh hạnh lớn lao cho tôi khi được tham dự Hội nghị Hòa bình Thế giới được tổ chức tại trụ sở UNESCO, tổ chức của Liên Hiệp Quốc luôn hướng tới mục tiêu cao quý vì nhân loại.

Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Giáo hội 17:41 24/10/2024

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký quyết định chính thức bổ nhiệm Bổ nhiệm Thượng tọa Thích Thanh Phong làm Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cứu trợ bão lũ: Đức Pháp chủ kêu gọi người có ít đóng ít, người có nhiều đóng nhiều

Giáo hội 18:17 16/09/2024

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sáng 16/9 đã phát động đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra tại các tỉnh thành phía Bắc.

Ban TT-TT Tiền Giang sản xuất gần 1.000 tin bài, hơn 500 video mỗi năm

Giáo hội 17:22 24/07/2024

Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VII (2012-2017) Trung ương GHPGVN đã thành lập Ban Thông tin Truyền thông để có tiếng nói chính thức của GHPGVN trong thông tin quản lý điều hành mọi Phật sự và truyền bá Chánh pháp.

Xem thêm