Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/11/2024, 15:28 PM

Nhìn thoáng là bến bờ an lạc

Trong đời sống bình thường, cơ thể của mỗi chúng ta đều có 2 nấc thang năng lượng dao động lên xuống: mức chuyển hoá cơ bản (do hormon giáp điều hoà) và mức chuyển hoá đáp ứng stress (do hormon thượng thận điều hoà).

Chính nhờ sự tuần hoàn luân phiên của 2 trạng thái năng lượng này mà chúng ta có thể sống, có thể học tập và lao động được, hay nói chính xác hơn là chúng ta có thể tập trung toàn bộ các nội tạng tạo năng lượng nhằm thực hiện sự gắng sức tại 2 cơ quan đích là mô cơ xương (gắng sức thể chất) và mô thần kinh (gắng sức tinh thần).

Thang đo khả năng gắng sức là một ẩn sổ ở mỗi cá thể, tùy vào tính linh hoạt (plasticity) của 2 mô cơ xương và mô thần kinh.

Khả năng gắng sức thể chất đã được loài người tập trung đánh giá từ rất lâu thông qua nhiều loại phương tiện như điện tim gắng sức, siêu âm tim gắng sức, hô hấp ký, CPET, MRI chức năng, các chẩn đoán hình ảnh đánh dấu màu nói chung, các thiết bị đánh giá trong y học thể thao... Tổ hợp nhiều kết quả này lại ta có thể phần nào tiên đoán khả năng gắng sức thể chất của một người dựa trên sự cấp máu và năng lượng cho mô cơ, cũng như dựa trên chính cấu trúc và hoạt động của mô cơ (cơ đỏ/cơ trắng là một ví dụ).

Tuy nhiên, khả năng gắng sức về mặt tinh thần và cảm xúc lại là một câu chuyện rất khó đo lường, có người rất nhạy cảm, có người lại rất đề kháng. Khả năng gắng sức tinh thần có lẽ phụ thuộc vào toàn bộ lịch sử đời sống tâm lý từ khi chúng ta sinh ra, phụ thuộc vào sự trải nghiệm cá nhân và khả năng dung nạp những ý niệm mới lạ.

Một cá thể liên tục cập nhật, liên tục học hỏi, liên tục va chạm những điều kiện mới mẻ, hẳn nhiên họ sẽ thấu hơn những luật của đất trời.

Càng nhìn thấu những luật vĩ mô, con người càng ngộ ra được sự nhỏ bé của chính mình, và ngẫm được thời gian đời người mấy mươi năm chỉ là hạt cát bé xíu, là tích tắc của toàn bộ vũ trụ. Trong cái khoảng thời không vô cùng nhỏ nhoi mà chúng ta được tạm sở hữu, vũ trụ cũng chẳng để tâm đến ta nghĩ gì hay làm gì, vì chỉ một phản ứng vô tình của vũ trụ thôi thì loại người chỉ còn lại sự vỡ vụn điêu tàn. Nhìn thấu ta mới thấy những hơn thua phân biệt giữa các cá thể với nhau thật vô nghĩa và vô tri trước toàn bộ thời không của vũ trụ.

Về nâng sự sống trên tay. Ảnh Pyxabay

Về nâng sự sống trên tay. Ảnh Pyxabay

Hiện tại, chúng ta đang là những sinh vật may mắn sở hữu được ý thức, nhưng cũng chính vì có ý thức mà chúng ta mới đau khổ bởi tâm tham sân si, tâm phân biệt giữa mình và vạn vật xung quanh. Nếu thấu ra thời không của ta chỉ là một thời không nhỏ nhoi của vũ trụ, ta mới thoáng đi được. Có ai đó nói rằng, khi trưởng thành, muốn nhìn thoáng được thì phải nhìn thấu trước đã, nếu không nhìn thấu thì cái phớt lờ bàng quang đó là sự vô tri chứ nào phải đâu là nhìn thoáng...

Thôi thì hãy trở lại với khả năng gắng sức của mỗi cuộc đời, chúng ta tập cho mình gắng sức không phải là để thách đố hay đe doạ ai cả, mà chỉ là để cho chính chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn trong hành trình THÍCH NGHI cuộc sống.

Trăm năm ngắn quá, sao đủ để biết được ta nên ăn gì uống gì tập gì để cải thiện độ gắng sức thể chất, sao đủ để biết được ta nên nghĩ sao nói sao sống sao để cải thiện độ gắng sức tinh thần và cảm xúc. Đời người làm chủ được sự gắng sức là còn tồn tại, hết gắng sức nổi thì hơi thở cũng bỏ ta mà đi mãi mãi.

Muốn duy trì sự gắng sức trên mọi phương diện thể chất (body), tinh thần (mental) và cảm xúc (soul) thì hãy trải nghiệm và buông bỏ, trải nghiệm để nhìn thấu và buông bỏ để nhìn thoáng.

Nhìn thoáng là bến bờ an lạc cả cho người và cho chính bản thân ta.

Khi đã GẮNG SỨC được là THÍCH NGHI được và TỒN TẠI được.

Như vậy, CHẤP NHẬN hết mọi sự vô thường (không còn thời gian nào của ta) và vô ngã (không còn không gian nào của ta), điều đó có nghĩa rằng ta đã thấu được thời không của ta cũng chính là thời không chung của toàn vũ trụ và muôn vạn chúng sanh khác quanh ta.

LÀM CHỦ BẢN THÂN không khó, chỉ là chúng ta đã bao giờ thật sự muốn làm chủ hay chưa?

_______

(*) Giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm sao để tình thương thành "thuốc" chữa lành?

Sống an vui 15:43 03/12/2024

Có những lúc mình nói thương ái đó và ngược lại, nhưng mình và người mình thương đều không cảm thấy có hạnh phúc.

Lá vàng ắt phải rụng rơi

Sống an vui 10:08 03/12/2024

Mùa thu đến, gió nhẹ khẽ cuốn những chiếc lá vàng rơi rụng khắp lối. Lá lìa cành, trả lại cội nguồn, như một lời nhắc nhở rằng vạn vật trên đời đều tuân theo quy luật vô thường.

Tâm là chủ

Sống an vui 08:00 03/12/2024

Đời ta do ta làm chủ/ Mỗi niệm tỉnh giác siêng tu/ Lời nói việc làm chân chánh/ An lạc hạnh phúc thiên thu...

Có một loại chất liệu kỳ diệu trong đời sống

Sống an vui 07:45 03/12/2024

Nỗi đau của ta hay của ai đó dường như là một phần tất yếu trong bản nhạc cuộc sống. Nhưng chính xót thương đã thay đổi cách ta lắng nghe bản nhạc ấy. Từ những âm hưởng đượm buồn nó mở ra giai điệu của sự thấu hiểu, của sự an ủi và cuối cùng là của sự tái sinh.

Xem thêm