Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhớ những mùa Phật đản ở Tắc Vân (Cà Mau)

Không gian hẹp, mỗi dịp Phật đản đến, Thầy lại sang Miếu Ông Bổn nhờ sân trang trí xe chuẩn bị tham gia diễu hành do Ban trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức, và năm nào cũng thế.

Tắc Vân, một xã ngoại ô thành phố Cà Mau, cách trung tâm tỉnh lỵ chừng hơn mười cây số, chốn thương mại sầm uất cùng mật độ dân cư khá dày. Tôi sống nơi đây mười năm, trong một ngôi  miếu của người gốc Hoa, gọi là Phước Đức Cổ Miếu hay “chùa” Ông Bổn.

Địa phương có đủ các cơ sở tôn giáo chính: Phật giáo, Cao Đài, Công giáo và Tin lành,... cạnh ngôi miếu Ông Bổn có ngôi chùa Thiện Phước do vị tỳ kheo Thích Thiện Phước (tục danh Trang Sa Bo) trụ trì.
 
Thày Thiện Phước vốn tu học ở ngôi chùa Tịnh độ cùng xã thuộc Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam do Đức Tông Sư Minh Trí sáng lập, tôn giáo có phương châm dấn thân phúc huệ song tu với hình ảnh quen thuộc của phòng thuốc nam.

Thầy Thiện Phước thường được gọi thân mật Chú Bảy Bo, do nhân duyên, rời chùa Tịnh Độ về đất nhà lập Niệm Phật đường thờ Phật, vẫn có phòng thuốc nam bên cạnh. Niệm Phật Đường phát triển, chùa Thiện Phước được thành lập, một cơ sở được Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận.

Không gian hẹp, mỗi dịp Phật đản đến, Thầy lại sang Miếu Ông Bổn nhờ sân trang trí xe chuẩn bị tham gia diễu hành do Ban trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức, đã thành thông lệ văn hóa và năm nào cũng thế. Do vậy, ở miếu, vẫn trải nghiệm không khí Phật đản thiêng liêng.
 
Việc trang hoàng xe khá công phu, với các tràng hoa đủ sắc màu, trọng tâm là hình ảnh Đức Thế Tôn ra đời trên tòa sen và ngón tay chỉ lên trời cao; các khẩu hiệu bên hông xe và dàn âm thanh... Không khí làm việc trang nghiêm, cẩn thận... Bao năm như thế, cho nên, dù ở miếu thờ Thần, song hình ảnh Đức Phật, ngày Người ra đời, ý nghĩa... thấm đẫm, quen thuộc. Sự chuẩn bị Phật đản của chùa Thiện Phước rất công phu, cho thấy niềm tin kính sâu dày.

Rời Tắc Vân về nhà, vẫn nhớ chùa, nhớ Thầy, được biết Thầy Thiện Phước đã tham gia công việc Ban Trị sự Phật giáo thành phố Cà Mau và tỉnh, và cho dù không gặp lại đảnh lễ Thầy, tôi vẫn tin chắc hình ảnh quen thuộc ngày Phật Đản nhịp nhàng diễn ra nơi ấy, như đã từng.

Với tôi, đấy là những Lễ Phật Đản đầu tiên được thấy...

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Phật giáo thường thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Phật giáo thường thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Xem thêm