Những bức tranh Phật của một họa sĩ trẻ
Trong trẻo, gần gũi nhưng cũng rất trang nghiêm là ấn tượng đầu tiên trong loạt 25 bức tranh vẽ Phật của họa sĩ Brain Huy, triển lãm cùng nhóm Gió trong tháng 4 này tại Hội Mỹ thuật TP.HCM.
Brain Huy chia sẻ, cậu khởi sự vẽ Phật từ 9 - 10 năm trước sau một biến cố lớn lao. Trong một chuyến đi du lịch nước ngoài, xe chở Huy bị đâm trực diện. Ngồi phía trước, ngay bên cạnh bác tài, Huy nghĩ "chết chắc rồi!". Ngay khoảnh khắc đó, Huy chỉ kịp niệm 1 câu "A Di Đà Phật" để hy vọng có thể tái sinh về cõi Tịnh độ của ngài.
Nhưng không biết bằng cách nào đó, khi mở mắt ra, Huy thấy mình không sao, trong khi mọi người xung quanh đều bị thương. Trở về bằng một chuyến xe khác, lại một lần nữa gặp tai nạn nhỏ và Huy cũng là người duy nhất thoát nạn. Sau "chuyến xe định mệnh", cả nhà Huy đều quy y Phật. Đó cũng là điểm khởi đầu Brain Huy vẽ Phật.
Huy bắt đầu bằng việc tìm hiểu về cuộc đời, hạnh nguyện rồi hình tượng của các ngài trong các bản kinh. Bức tranh đầu tiên Huy vẽ là Bồ-tát Quán Thế Âm, rồi Phật A Di Đà, Phật Dược Sư,… Những lúc cảm thấy buồn, khổ, Huy lại ngồi xuống vẽ Bồ-tát Quán Thế Âm. Để rồi, khi bức tranh hoàn tất cũng chính là lúc những tổn thương, đau khổ trong Huy được chuyển hóa. Cậu tự trào: “Lạ lắm, các thể loại tranh khác, vẽ đẹp kiểu gì, Huy cũng phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Chỉ riêng vẽ Phật là êm suông”.
Huy kể có lần, một vị thầy ngỏ ý muốn xin bức vẽ Bồ-tát Quán Thế Âm để tặng cho một em bé đang bệnh nan y. Vị thầy sau đó nhắn tin cảm ơn và kể với Huy rằng, en bé rất thích bức tranh, ngắm mãi và cuối cùng ra đi nhẹ nhàng không đau đớn. Huy có không ít khách hàng "đặc biệt" như vậy.
Ba năm trước, Brain Huy đã có một quyết định táo bạo, đó là từ bỏ công việc đang làm, dùng số tiền tích lũy mở một phòng tranh. Nhưng do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cầm cự mãi, cuối cùng tháng 3 vừa rồi, Huy đành lặng lẽ dọn phòng tranh về… nhà. Huy lại cặm cụi vẽ và chờ đủ duyên để có thể mở lại phòng tranh "Bụt" của mình với một không gian nhỏ, ấm áp như một phòng thiền, bày tranh, uống trà, dạy vẽ… để nếu có một người nào đó đau khổ, người ấy có thể có một chỗ tịch lặng ngắm một bức tranh thiền. “Còn mình, chỉ mong dù có thế nào vẫn giữ được niềm thuần khiết như những ngày đầu vẽ Phật”, Huy nói.
Triển lãm tranh của Brain Huy và nhóm Gió sẽ kéo dài từ 3-4 đến ngày 9-4 tại trụ sở Hội Mỹ thuật TP.HCM (số 218A Pasteur, phường 6, quận 3, TP.HCM).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”
Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.
Xem thêm