Quan điểm của Phật giáo về chiến tranh
Nói một cách tổng quát, Phật giáo không chấp nhận chiến tranh dưới bất cứ hình thức nào, dù đó là chiến tranh dưới danh nghĩa gì. Vì chiến tranh là đồng nghĩa với tội ác, là gieo rắc sự nghèo nàn, tật bệnh, đói khát cho cả hai: chủ chiến và bị chiến.
Chưa từng thấy có một đoạn nào Kinh điển nào trong Phật giáo tán thưởng đánh phá lẫn nhau, dù đó là đánh với danh nghĩa “cứu khốn phò nguy” hay danh nghĩa “bảo vệ quốc gia”. Như chúng ta thấy, chính dòng họ của đức Phật gần như gặp phải nạn diệt chủng, thế mà đức Phật không dùng thần thông để đánh bại kẻ thù, cứu lấy giòng tộc! Khi vua Tỳ-lưu-ly đem quân đánh phá thành Ca-tỳ-la-vệ để trả thù cái nợ xỉ nhục của ông khi trước, đức Phật đã ba lần trưa nắng ra tận biên ải để khuyến hóa vua Tỳ-lưu-ly cũng như để cản bước tiến của đoàn quân thiện chiến của Tỳ-lưu-ly. Nhưng kết quả ra sao? Bất thành! Vua Tỳ-lưu-ly đã làm cỏ dòng họ Thích-ca.
Quả báo của việc gây tạo chiến tranh
Đặt trường hợp chúng ta, có lẽ chúng ta đã nghĩ rằng chúng ta phải có nhiệm vụ bảo vệ giang san, xã tắc, đánh bật kẻ thù, v.v…. và viện dẫn bao nhiêu là lý do để bào chữa hành động của mình. Nhưng đức Phật thì khác, với Phật nhãn Ngài biết rõ đâu là nhân, đâu là duyên của chiến tranh đó. Ngài còn chỉ trích các Bà-la-môn đã thọ nhận tín thí cúng dường mà còn bàn đến chiến sự (Kinh Phạm Võng, số 1, thuộc Trường Bộ Kinh). Lại nữa, trong Giới của hàng Tỳ-kheo (số 48 thuộc Ba-dật-đề) không được xem diễn binh tập trận. Qua đó, chúng ta thấy thái độ của đức Phật, không giống như các vị giáo chủ khác, Ngài không hề quan tâm đến chính sự. Nói như vậy, không có nghĩa là cả cuộc đời đức Phật không có đối mặt đến những vấn đề chính trị, tội phạm, chiến tranh. Xin đưa ra hai dẫn chứng. Một lần dòng họ Sakya (Thích-ca) và dòng họ Koliya chuẩn bị đánh nhau vì tranh chiếm dòng nước. Ngài nhận thấy nhân duyên Ngài có thể hóa độ được, nên Ngài đã đích thân đến phân giải, cuối cùng hai bên đều hòa thuận và sử dụng chung dòng nước[vi]. Trường hợp thứ hai, khi vua A-xà-thế muốn cất binh đánh nước Vajjì, liền sai đại thần Vũ-Xá đến thỉnh vấn đức Thế Tôn, đức Phật không trả lời trực tiếp, mà chỉ hỏi tôn giả A-nan về truyền thống tốt đẹp của dân Vajjì có được gìn giữ không? Qua đó, đại thần Vassakàra đã hiểu được yếu chỉ của đức Thế Tôn muốn nói. (Kinh Đại-bát Niết-bàn, số 16, thuộc Trường Bộ)
Trở lại vấn đề mà nhiều người thường đặt câu hỏi: Trường hợp các cuộc thánh chiến của Thiên Chúa giáo và Hồi giáo thời Trung cổ và cận đại, các cuộc thánh chiến xâm lăng thuộc địa của Hồi giáo ở vùng Trung Á và Tây Á, hoặc các cuộc xâm lăng của các Đế quốc thuộc Thiên Chúa giáo để mở mang nước chúa, họ có tội không? Vì họ nghĩ rằng họ làm vì chúa, họ đâu làm vì bản thân họ, cho nên sẵn sàng hy sinh thân mình. Theo lời Phật dạy, gieo ác nhân thì gặt ác quả. Do đó, họ mãi bị cộng nghiệp chiến tranh, giết hại lẫn nhau, oan oan tương báo, không biết khi nào mới chấm dứt được.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm