Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 18/07/2021, 11:00 AM

Những cái khổ trong kiếp người

Những cái khổ của kiếp người không ngoài những cái mà Đức Phật đã nêu ra: sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, thương yêu xa lìa khổ, thù oán mà cứ phải gặp nhau khổ, mong cầu mà không được khổ, ngũ uẩn thạnh suy khổ... 

Chúng ta vì bị vô minh che mờ và vì không chịu xả bỏ để phải bị nhốt mãi trong chuồng ngũ uẩn mà ta nào có hay biết. Có lắm khi còn dương dương tự đắc nữa là khác. Chính vì những chấp trước, ngã mạn cống cao, phân biệt, vọng tưởng mà chúng ta cứ mãi dong ruổi trong rừng vô minh không có lối ra. 

Trên thực tế, có vô lượng vô biên khổ; nhứt nhứt chuyện gì xãy ra đều có mầm khổ nhiều hơn vui. Theo kinh Phật thì khổ đau phiền não là vô cùng vô tận. Tuy nhiên, có những cái khổ lớn mà chúng ta thường gặp nhứt. Vậy chúng là những cái khổ nào?

Tại sao niệm Phật mà vẫn còn khổ?

Là Phật tử biết tu thì thấy rằng thế gian là vô thường, cuộc đời như ánh điện chớp.

Là Phật tử biết tu thì thấy rằng thế gian là vô thường, cuộc đời như ánh điện chớp.

Sanh ra là khổ

Khi còn trong bụng mẹ đã là khổ chứ nói chi là sanh ra. Mẹ mà uống nước đá, ta như đang ở giữa băng tuyết mà không một mảnh vải che thân. Mẹ mà ăn đồ nóng, ta như lọt vào núi lửa. Rồi đến lúc sanh ra, ta mở mắt chào đời bằng tiếng khóc; tiếng khóc báo hiệu cho một chuỗi dài đau khổ. Lúc ra đời với đầy đủ sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nghĩa là có thân, tức là có cảm giác vui khổ, có suy nghĩ, có phân biệt. Ôi toàn là những thứ đưa ta vào rừng khổ không thôi. 

Già là khổ

Vì có suy nghĩ và phân biệt nên ta biết trẻ, biết đẹp, biết già, biết xấu. Thấy trẻ trung khỏe mạnh thì ưa thích; thấy già xấu, lưng khom, má hóp chẳng những đã không muốn, mà còn muốn cãi lại với luật vô thường nữa là khác. Già thì tai điếc, mắt mờ, răng rụng, tay chân run rẩy, thân thể tự mình đứng còn không vững. Ôi phiền quá, khổ quá! Là Phật tử biết tu thì thấy rằng thế gian là vô thường, cuộc đời như ánh điện chớp. Thấy đó, mất đó. Có thấy được như vậy, khi cái già nó đến, mình vẫn an nhiên tự tại, nghĩa là không khổ. Thấy như vậy khi cái chân run ta không buồn; mà ta biết rằng đấy là những thông điệp cho ta sớm tu mau kẻo trể. Thấy như vậy, chúng ta chẳng những điềm nhiên trước sự trẻ già, mà cuộc sống chúng ta sẽ vô cùng có ý nghĩa. Thấy như vậy, chúng ta sẽ vô cùng trân quý bất cứ cái gì mà ta có được, dù là tuổi trẻ hay tuổi già. Chừng đó cái tu của ta sẽ có cơ thành tựu.

Bệnh là khổ

Thân thể con người do tứ đại đất, nước, lửa, gió duyên hợp lại mà thành. Nếu một trong những thứ nầy bị xáo trộn, hoặc không đồng đều thì bịnh. Thí dụ như nước ít lửa nhiều; gió nhiều đất ít... Thì lập tức sẽ có sự mất quân bình và sẽ đau đớn, sẽ khổ sở, thế thôi. Khi đã tu, biết được luật vô thường, thì cái bịnh nó đến ta biết. Ta vẫn bình tỉnh để chữa trị nó. Hễ có thân là có bịnh, mặc nó, không lo buồn, không sợ hãi. Vì dầu có trả thân nầy về cho tứ đại ta cũng tự tại. Tự tại như Ngài Vạn Hạnh, trước khi bỏ nhục thân mà Ngài vẫn điềm nhiên cảm tác được bài thơ bất hủ để lại cho đời:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, 

Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô, 

Nhậm vận thạnh suy vô bố úy, 

Thạnh suy như lộ thảo đầu phô.

Thân người chẳng khác chi là ánh điện chớp; hoặc như cây cối, mới mùa xuân thì tươi tốt sum suê, qua thu đã héo tàn. Hãy để mặc tình cho hưng thịnh suy vi, ta vẫn tự tại, không buồn, không sợ. Việc hưng thịnh, việc bịnh hoạn, và ngay cả việc chết đối với ta như những hạt sương mai trên đầu ngọn cỏ, hễ nắng lên là chúng tự tan biến đi mất. 

Ta tự tạo khổ vui cho mình

Chết là khổ

Chính vì cái chấp ngã, chấp có ta nên ta cứ mãi nơm nớp lo sợ mất đi thân nầy. Chính vì thế mà ta cứ mãi sợ hãi cho đến chết. Nhứt nhứt đều sợ chết. Có nhiều khi làm mất cả nhân nghĩa để bảo vệ thân nầy. Khi ta tu rồi thì ta thấy cái chợt có chợt không là mình, chứ mình đâu có trường tồn. Thấy như vậy ta sẽ cảm thấy an nhiên tự tại hơn trong cuộc sống hằng ngày. Tu rồi thì ta sẽ thấy có sanh là có diệt, ấy là lẽ tự nhiên của luật vô thường. Duyên thuận thì tứ đại họp lại mà sanh; duyên nghịch thì tứ đại tan rã mà chết. Có gì phải khổ. Hơn nữa, một khi đã tu thì ta sẽ thấy rằng mạng sống con người chỉ nằm trong một hơi thở. Hễ có thở ra, có thở vào là còn sống. Ví bằng chỉ thở ra mà không có thở vào ấy là hết sống. Thật giản dị và dễ hiểu vô cùng. Thấy như vậy để mà sớm tu kẻo trể. 

Thương yêu mà xa lìa là khổ

Nếu chúng ta không còn nghiệp thì chúng đâu có sanh ra trong cái thế giới Ta Bà nầy. Còn sanh ra là còn nghiệp, là còn có yêu thương, là còn có họp tan, là còn đau khổ. Yêu thương mà không được sống bên nhau là khổ. Phàm phu thì cho rằng tình yêu là cao quý. Kỳ thật, tình ái càng nặng, si mê càng nhiều, luân hồi càng không dứt. Hãy sớm thức tỉnh mà quay về với Phật pháp để thấy rằng cái thế giới Ta Bà nầy là khổ, chỉ có tu mới dứt được khổ, chứ ta không thể nào trốn chạy chúng được đâu. Tu cho hết nghiệp, hết tình, hết khổ, hết luân hồi. 

Ghét nhau mà cứ thường ngày gặp nhau là khổ

Thương yêu nhau mà gặp nhau mỗi ngày còn có khi nhàm chán, huống hồ là ghét nhau mà cứ mãi gặp nhau thì quả là một cực hình. Ấy là thói của phàm phu. Một khi ta đã quyết chí tu hành thì dù là kẻ thù ta vẫn thương, chứ nói chi là chỉ mới ghét thôi. Như vậy, khi ta tu, khi ta hành trì những lời dạy của Thế Tôn thì ta đâu có vướng phải cái khổ nầy.

Là Phật tử, luôn nên nhớ 'Đa dục vi khổ.' Biết như vậy ta sẽ luôn tri túc, luôn biết đủ và từ đó mà thân tâm thường an lạc.

Là Phật tử, luôn nên nhớ "Đa dục vi khổ." Biết như vậy ta sẽ luôn tri túc, luôn biết đủ và từ đó mà thân tâm thường an lạc.

Tại sao sống hiền lương mà cứ gặp xui gặp khổ?

Cầu bất đắc khổ

Do nơi tham dục mà ta cứ mãi mong cầu, cầu cho có cái nầy, cầu cho được cái kia. Khi cầu mà không được thì buồn, thì khổ. Lòng tham nó bắt ta cứ mãi mong cầu, mà cầu không được thì phiền, thì não. Cầu lợi, cầu danh, cầu tiền, cầu sắc... Nhiều khi ta cầu cả những thứ mà ta chưa, hoặc không cần đến. Có tiền thì muốn có nhiều, khi đã có nhiều rồi thì lại muốn có nhiều hơn; có nhà thì muốn nhà đẹp; có ăn thì muốn ăn ngon; có mặc thì muốn mặc đẹp... Không được thì phiền não, thì khổ. Chưa kiếm được thì mong cho kiếm được; kiếm được rồi thì lại sợ nó mất đi, cho nên đêm ngày lo phòng bị. Bởi vậy cầu không đặng đã là khổ, mà cầu đặng rồi lại có vui đâu. Thế mới biết phàm phu là khó chìu. Là Phật tử, luôn nên nhớ "Đa dục vi khổ." Biết như vậy ta sẽ luôn tri túc, luôn biết đủ và từ đó mà thân tâm thường an lạc. 

Ngũ Ấm thạnh suy là khổ

Trong các thứ khổ, ngũ uẩn khổ là khó hàng phục nhứt. Ta cứ tưởng ta là thật, cho nên cái gì của ta cũng là trung tâm vũ trụ. Thậm chí cho đến cái đau đớn bình thường mà ta cũng tưởng nỗi đau nầy không ai bằng. Xin hãy bình tâm mà nhận cho ra cái ta là giả tạo, do tứ đại hợp lại mà có. Thân nầy đến rồi đi như ánh điện chớp. Hãy dùng phép an thân của nhà Phật thì tất cả những cái khổ tự nó tan biến, tự nó đến rồi lặng lẽ ra đi chứ không làm gì được ta. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cảm ơn những tháng ngày dưới mái chùa

Góc nhìn Phật tử 16:25 24/11/2024

Trong cuộc đời mỗi người, có những nơi không chỉ là chốn dừng chân, mà còn là ngôi nhà nuôi dưỡng tâm hồn, gieo trồng hạt giống an lạc. Với tôi, mái chùa là nơi như thế.

Trong cuộc sống, không có gì là mãi mãi

Góc nhìn Phật tử 08:40 24/11/2024

Cuộc sống giống như nhịp điệu của cơn mưa. Khi những giọt nước rơi từ trên trời, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy ướt át, lạnh lẽo và trầm lắng.

Hạnh phúc nơi tự thân

Góc nhìn Phật tử 08:20 24/11/2024

Đức Phật là bậc tỉnh thức, đã phá trừ tất cả mọi tham đắm, mọi sự ràng buộc ở thế gian để tìm ra được chân như. Người đã đốt lên ngọn đèn trí tuệ, giúp người mê trở về nẻo chánh, và dẫn dắt nhân sanh vượt qua được đau khổ của trần gian, đi đến cuối đoạn đường huy hoàng thanh thoát.

Đối diện với cái chết của người thân

Góc nhìn Phật tử 15:10 23/11/2024

Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.

Xem thêm