Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/11/2024, 09:51 AM

Nói xấu người

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Đôi khi cũng suy nghĩ, không biết mình nói vậy để làm gì? Chẳng lẽ đó là một thói quen hay sở thích, thích nói chuyện xấu của người. Tại sao lại nói là chuyện xấu của người khác mà không nói là chuyện của người khác, bởi phần đông khi nói chuyện của người khác thì đa số là nói về chuyện xấu chứ ít khi nói chuyện tốt của mọi người.

Thường thì ở môi trường nào cũng vậy, cũng có người này người kia, có người tốt kẻ xấu hay mỗi người một tính không ai giống ai. Ai đã từng sống trong môi trường tập thể, chắc cũng hiểu được điều này. Nếu mình là một cá nhân trong môi trường ấy, thì phải chấp nhận được sự thật này, nếu không mình dễ dàng bị tổn thương và gặp phải rất nhiều khổ đau. Ví dụ, đức Thế Tôn dạy cuộc đời này là khổ, năm món dục tài, sắc, danh, thực, thùy mà chúng ta đang hưởng thụ là nhân đưa đến những khổ đau hệ lụy, nếu như chúng ta không hiểu, cứ nghĩ rằng nó sẽ mang cho ta hạnh phúc thật sự, nhưng đến khi vô thường đến nó không còn nữa, ta lại càng khổ đau gấp bội. Ngài lại dạy rằng, cuộc đời này là vô ngã, nghĩa là không có cái ta nào là vĩnh cửu, chỉ là nhân duyên giả hợp mà thành, nếu không hiểu lại chấp thân này là của ta, rồi nhà cửa, vợ chồng, con cái, tài sản là của ta, đến khi hết duyên, tan rã thì lúc đó đau khổ chồng chất khổ đau.

Trở lại vấn đề, nếu như trong môi trường tập thể, chúng ta hiểu được những điều đó là một sự thật, tức việc có người này người kia, không ai hoàn hảo là một sự thật, lúc này chúng ta sẽ tự biết chọn cho mình một cuộc sống phù hợp, nghĩa là hòa hợp với mọi người, uyển chuyển hiểu được tính người này, người kia để từ đó có cách đối xử phù hợp.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

“Có hiểu mới có thương” là một phương thức thực tập sống sâu sắc khi tiếp xúc giữa bản thân mình với mọi người, là người có khả năng lắng nghe, thấu hiểu từ đó có thể ôm ấp và bao dung những khổ đau cho người khác. Người có những khổ đau, họ không chuyển hóa được, nếu có lỡ gây nên những lỗi lầm, thay vì trách móc, mình nên thương họ nhiều hơn, bởi đơn giản họ vẫn chưa có được nhiều cơ hội để thực tập trong môi trường sống yêu thương, nên thành ra họ mới như thế, không lẽ vì vậy mà mình lại trách móc họ. Nói tới đây, chúng ta trở lại việc nói xấu một người khác. Nếu lỡ họ có xấu thật sự đi chăng nữa thì thay vì cứ nói thế này, thế khác về người đó, thì chúng ta hãy bao dung và lắng nghe để giúp đỡ cho họ. Chắc rằng, trong cuộc sống chưa ai có thể tuyệt đối là không nói xấu người khác, nếu có thì mình là thánh nhân mất rồi. Thường con người có những điểm tốt hoặc chưa được tốt, hoặc có sở trường và sở đoản. Điều đáng nói ở đây chính là việc nói xấu người khác là một thói quen, và là thói quen vô cùng xấu, thế nhưng tại sao ta vẫn cố gắng tiếp tục nuôi dưỡng nó. Có phải chăng là người đó quá xấu, không thể nào nói tốt cho được. Có những lần nói chuyện vui, phát nguyện rồi, hứa sẽ không bao giờ nói xấu người khác nữa, nhưng nhắc tới người đó, không nói xấu thì không được, nó xấu tính quá, xạo quá, ác quá, tức lắm chấp nhận mang tội để nói cho hả dạ mới được. Hay có những khi xin Phật cho con nghỉ tu năm phút để con xử lý chuyện này mới được, con hết chịu nổi rồi, tức quá đi!

Nguyên do vì sao con người lại có những thói quen như vậy thì chắc là nhiều, mỗi người có những cách lý giải khác nhau. Nhưng mình nghĩ là do cái ta quá lớn, nói khác hơn là nghiệp của chúng sanh, chỉ biết mình hay hơn người, giỏi hơn người, muốn mình rực rỡ, nổi bật nên không ngại những việc làm ích kỷ, nhỏ hẹp đáng xấu hổ, tìm đủ mọi cách để hại người khác, nói xấu họ. Những điều xấu của người khác, nếu mình cứ để ý, tị hiềm, soi mói, tìm lỗi để chỉ trích, phê phán chỉ làm cho bản thân mình thêm oán kết và dĩ nhiên không bao giờ tốt lên được. Đức Thế Tôn dạy, nên thường nhìn điều tốt của người, tán thán những việc làm của họ thì tâm của mình càng thánh thiện, hạnh phúc, còn nếu cứ chấp chặt lỗi của người khác, ôm ấp vào trong lòng, không buông bỏ được thì sẽ càng khổ đau.

Nói chung, bàn về việc của người khác là chuyện tất yếu trong cuộc sống, nhưng nếu chúng ta bàn về họ một cách chân chính, không có tâm ích kỷ, hẹp hòi là một chuyện tốt, nhưng cũng nên hạn chế và nếu được cố gắng cứ tìm những điều hay, giỏi của người sẽ tốt hơn, con người của mình cũng sẽ thoải mái, hạnh phúc hơn. Bởi nếu mình nói xấu người thì người cũng sẽ nói xấu mình. Không ai là hoàn hảo, mình cũng vậy. Dân gian thường nói “cười người hôm trước, hôm sau người cười”. Cuộc đời đâu ai biết trước được điều gì, thương nhau chưa hết, giận hờn làm chi. Ai rồi cũng sẽ ra đi, bận lòng chi chuyện được mất, hãy sống thật lòng, niềm vui luôn trọn vẹn. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Xem thêm