Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 22/05/2022, 09:10 AM

Những câu chuyện bí ẩn ở Linh Sơn Cổ Tự An Giang

An Giang - Tọa lạc trên gò cao bên triền núi Ba Thê, Nam Sơn Linh Từ hằng ngày vẫn là điểm tựa tâm linh cho người dân trong vùng. Đây cũng là điểm tham quan tâm linh giúp du khách có thể tìm về cảm giác bình yên đầy hoài cổ mỗi khi đến Thoại Sơn.

Ngắm ngôi chùa 133 tuổi giữa thành phố biển Nha Trang

Chúng tôi đến Linh Sơn Cổ Tự vào một buổi sáng sớm, giữa tiết trời trong xanh và mặt trời vẫn chưa ló rạng. Ngôi chùa nổi tiếng này nằm bên đường Lâm Thanh Hồng (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Được bao quanh bởi những hàng cây đại thụ thẳng tắp khiến chùa mang trong mình nét đẹp rất riêng, rất cổ kính.

Chúng tôi đến Linh Sơn Cổ Tự vào một buổi sáng sớm, giữa tiết trời trong xanh và mặt trời vẫn chưa ló rạng. Ngôi chùa nổi tiếng này nằm bên đường Lâm Thanh Hồng (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Được bao quanh bởi những hàng cây đại thụ thẳng tắp khiến chùa mang trong mình nét đẹp rất riêng, rất cổ kính.

Đây là ngôi chùa được xây dựng năm 1912 bởi sư trụ trì Như Chánh. Ban đầu, chùa được cất bằng gỗ và lợp lá. Đến năm 1913, khi đưa tượng Phật Bốn tay về đặt ở giữa 2 tấm bia đá thì chùa mới xây gạch khá vững chắc và trùng tu nhiều lần để có hình dáng như ngày nay.

Đây là ngôi chùa được xây dựng năm 1912 bởi sư trụ trì Như Chánh. Ban đầu, chùa được cất bằng gỗ và lợp lá. Đến năm 1913, khi đưa tượng Phật Bốn tay về đặt ở giữa 2 tấm bia đá thì chùa mới xây gạch khá vững chắc và trùng tu nhiều lần để có hình dáng như ngày nay.

Có tuổi đời hơn trăm năm và được xem địa chỉ tâm linh bậc nhất tại thị trấn Óc Eo, người dân nơi đây luôn thành kính giữ cho cảnh quan chùa được sạch đẹp, thoáng đãng. Khoảng 5h sáng mỗi ngày, Phật tử, người làm công quả và người dân đã đến đây quét chùa.

Có tuổi đời hơn trăm năm và được xem địa chỉ tâm linh bậc nhất tại thị trấn Óc Eo, người dân nơi đây luôn thành kính giữ cho cảnh quan chùa được sạch đẹp, thoáng đãng. Khoảng 5h sáng mỗi ngày, Phật tử, người làm công quả và người dân đã đến đây quét chùa.

Tiếng quét lá cây vào buổi sáng sớm cùng với tiếng chim hót gọi bình minh là thanh âm trong trẻo nhất mà người viếng sẽ cảm nhận được khi đến nơi đây. Những viên gạch đá phủ rêu hằng ngày cọ sát với chổi cũng đã tồn tại mấy trăm năm tuổi, tất cả tạo nên nét cổ kính không lẫn vào đâu được.

Tiếng quét lá cây vào buổi sáng sớm cùng với tiếng chim hót gọi bình minh là thanh âm trong trẻo nhất mà người viếng sẽ cảm nhận được khi đến nơi đây. Những viên gạch đá phủ rêu hằng ngày cọ sát với chổi cũng đã tồn tại mấy trăm năm tuổi, tất cả tạo nên nét cổ kính không lẫn vào đâu được.

Ông L.M.T (50 tuổi, người dân sinh sống tại thị trấn Óc Eo) cho biết, những viên gạch phủ rêu này được khai quật cùng lúc với tượng Phật bốn tay. Người dân ngay sau khi thỉnh Phật về chùa đã tiếp tục di chuyển những viên gạch, tiến hành ốp gạch tạo thành những dốc đá.

Ông L.M.T (50 tuổi, người dân sinh sống tại thị trấn Óc Eo) cho biết, những viên gạch phủ rêu này được khai quật cùng lúc với tượng Phật bốn tay. Người dân ngay sau khi thỉnh Phật về chùa đã tiếp tục di chuyển những viên gạch, tiến hành ốp gạch tạo thành những dốc đá.

Nói về câu chuyện Phật bốn tay được thờ trong chùa, người dân nơi đây cho biết, các bậc cao niên ở địa phương truyền lại rằng ngày xưa, người Kinh trong vùng trình với quan Pháp khai quật được một pho tượng bốn tay ở gò đất cao cách đây hơn 100m. Sau đó, người ta tiến hành di chuyển tượng Phật. Khi di chuyển đến gần Chùa Linh Sơn thì tượng càng nặng thêm, thế là người ta quyết định đưa pho tượng vào yên vị tại chùa Linh Sơn và cho thờ phụng đến nay.

Nói về câu chuyện Phật bốn tay được thờ trong chùa, người dân nơi đây cho biết, các bậc cao niên ở địa phương truyền lại rằng ngày xưa, người Kinh trong vùng trình với quan Pháp khai quật được một pho tượng bốn tay ở gò đất cao cách đây hơn 100m. Sau đó, người ta tiến hành di chuyển tượng Phật. Khi di chuyển đến gần Chùa Linh Sơn thì tượng càng nặng thêm, thế là người ta quyết định đưa pho tượng vào yên vị tại chùa Linh Sơn và cho thờ phụng đến nay.

Tuy nhiên, hiện tại, trụ trì Linh Sơn Cổ Tự đã ngoài 95 tuổi, sức khỏe yếu nên cũng không thể kể thêm câu chuyện xa xưa về Phật bốn tay. Người ta cũng hạn chế trong việc lưu giữ hình ảnh cận cảnh của pho tượng. Khách đến viếng cũng được khuyến cáo chỉ nên chụp một số cảnh bên ngoài.

Tuy nhiên, hiện tại, trụ trì Linh Sơn Cổ Tự đã ngoài 95 tuổi, sức khỏe yếu nên cũng không thể kể thêm câu chuyện xa xưa về Phật bốn tay. Người ta cũng hạn chế trong việc lưu giữ hình ảnh cận cảnh của pho tượng. Khách đến viếng cũng được khuyến cáo chỉ nên chụp một số cảnh bên ngoài.

Ngoài tượng Phật bốn tay, tại Chùa Linh Sơn còn lưu giữ 2 bia đá cổ được phát hiện năm 1879, làm bằng chất liệu đá sa thạch đen, có nhiều vân trên bề mặt. Trong đó, 1 bia phía bên trái (từ cửa chánh điện nhìn vào) có chạm khắc chữ cổ Sanskrit (chữ Phạn). Còn bia bên phải không có chạm khắc. Nội dung chưa được các nhà ngôn ngữ học dịch trọn vẹn mà chỉ tạm dịch “…Vì Hoàng hậu, thân mẫu của Kumarambha tuân theo con đường của Đạo Pháp, đã vui mừng cúng (thần) SriVarhamana…”. Điều này càng khiến khách viếng thăm khi rời chùa vẫn còn vương vấn về những câu chuyện huyền bí đang được bỏ ngõ mà chưa có lời giải đáp.

Ngoài tượng Phật bốn tay, tại Chùa Linh Sơn còn lưu giữ 2 bia đá cổ được phát hiện năm 1879, làm bằng chất liệu đá sa thạch đen, có nhiều vân trên bề mặt. Trong đó, 1 bia phía bên trái (từ cửa chánh điện nhìn vào) có chạm khắc chữ cổ Sanskrit (chữ Phạn). Còn bia bên phải không có chạm khắc. Nội dung chưa được các nhà ngôn ngữ học dịch trọn vẹn mà chỉ tạm dịch “…Vì Hoàng hậu, thân mẫu của Kumarambha tuân theo con đường của Đạo Pháp, đã vui mừng cúng (thần) SriVarhamana…”. Điều này càng khiến khách viếng thăm khi rời chùa vẫn còn vương vấn về những câu chuyện huyền bí đang được bỏ ngõ mà chưa có lời giải đáp.

Ngắm 2 ngôi chùa cổ nằm trong hành trình rước Phật tại Huế

Phong Linh - Báo Lao Động

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm