Chủ nhật, 15/05/2022, 09:10 AM

Những ngôi chùa trên đảo Trường Sa

Giữa sóng nước trùng khơi, nhiều ngôi chùa ở huyện đảo Trường Sa vẫn ngân lên tiếng chuông như xóm nhỏ trong đất liền.

Chùa cổ ở Hải Dương có một tấm bia đá chạm khắc tới 55 con rồng

Huyện đảo Trường Sa có 9 ngôi chùa, chủ yếu nằm ở các đảo nổi như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Phan Vinh... Một góc chùa Song Tử Tây nhìn từ biển khơi.

Huyện đảo Trường Sa có 9 ngôi chùa, chủ yếu nằm ở các đảo nổi như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Phan Vinh... Một góc chùa Song Tử Tây nhìn từ biển khơi.

Song Tử Tây được xem là ngôi chùa lớn nhất được tôn tạo, sửa chữa lại từ năm 2007. Chùa có kiến trúc mái cong, lợp ngói giống như các ngôi chùa miền Bắc.

Song Tử Tây được xem là ngôi chùa lớn nhất được tôn tạo, sửa chữa lại từ năm 2007. Chùa có kiến trúc mái cong, lợp ngói giống như các ngôi chùa miền Bắc.

Tượng Phật nằm trong khuôn viên nhìn thẳng ra hướng biển như che chở cho ngư dân bám biển vươn khơi. Đây là một trong những ngôi chùa nằm cạnh bờ biển với bãi cát trắng đẹp ở huyện đảo Trường Sa.

Tượng Phật nằm trong khuôn viên nhìn thẳng ra hướng biển như che chở cho ngư dân bám biển vươn khơi. Đây là một trong những ngôi chùa nằm cạnh bờ biển với bãi cát trắng đẹp ở huyện đảo Trường Sa.

Chùa Song Tử Tây được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với kết cấu một gian, hai chái, mái cong vút. Chùa có tam điện, điện thờ và ban thờ các anh hùng liệt sĩ. Thầy chủ trị tụng kinh giữa chánh điện chùa Song Tử Tây. 'Chùa là nơi lui tới thường xuyên của quân, dân đang sinh sống làm việc trên đảo, ngoài ra, ngư dân khi vào các âu tàu cũng thường ghé qua thắp hương cầu nguyện', thầy chủ trì chùa cho biết.

Chùa Song Tử Tây được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với kết cấu một gian, hai chái, mái cong vút. Chùa có tam điện, điện thờ và ban thờ các anh hùng liệt sĩ. Thầy chủ trị tụng kinh giữa chánh điện chùa Song Tử Tây. "Chùa là nơi lui tới thường xuyên của quân, dân đang sinh sống làm việc trên đảo, ngoài ra, ngư dân khi vào các âu tàu cũng thường ghé qua thắp hương cầu nguyện", thầy chủ trì chùa cho biết.

Khác với chùa Song Tử Tây, chùa Sinh Tồn rợp bóng cây xanh với kiến trúc cổng chùa xây bằng bê tông cốt thép. Những ngôi chùa ở đảo Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Nam Yết, Phan Vinh... dù quay về hướng nào cũng đều hướng ra biển Đông và đón được tia nắng sớm nhất lúc bình minh.

Khác với chùa Song Tử Tây, chùa Sinh Tồn rợp bóng cây xanh với kiến trúc cổng chùa xây bằng bê tông cốt thép. Những ngôi chùa ở đảo Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Nam Yết, Phan Vinh... dù quay về hướng nào cũng đều hướng ra biển Đông và đón được tia nắng sớm nhất lúc bình minh.

Chùa Sinh Tồn có kết trúc tương tự với các ngôi chùa Việt với mái ngói cong, bên trong là các cột gỗ to.

Chùa Sinh Tồn có kết trúc tương tự với các ngôi chùa Việt với mái ngói cong, bên trong là các cột gỗ to.

Chùa là nơi tham quan cho những đoàn khách công tác từ đất liền ra thăm các xã đảo. 'Sống trên đảo, cứ mùng 1 hoặc rằm, gia đình tôi đều lên chùa thắp hương cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, ngư dân đánh bắt đầy khoang, nụ cười luôn nở trên môi', chị Nguyễn Thị Duyên, cư dân trên đảo Sinh Tồn, nói.

Chùa là nơi tham quan cho những đoàn khách công tác từ đất liền ra thăm các xã đảo. "Sống trên đảo, cứ mùng 1 hoặc rằm, gia đình tôi đều lên chùa thắp hương cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, ngư dân đánh bắt đầy khoang, nụ cười luôn nở trên môi", chị Nguyễn Thị Duyên, cư dân trên đảo Sinh Tồn, nói.

Thầy chủ trì chùa Sinh Tồn tặng quà lưu niệm cho khách từ đất liền ra thăm đảo, ghé viếng chùa với câu đối thư pháp do thầy viết.

Thầy chủ trì chùa Sinh Tồn tặng quà lưu niệm cho khách từ đất liền ra thăm đảo, ghé viếng chùa với câu đối thư pháp do thầy viết.

Nằm giữa trung tâm thị trấn Trường Sa là chùa Trường Sa Lớn. Giữa biển khơi, những ngôi chùa là địa điểm linh thiêng, khẳng định Phật giáo có mặt và đồng hành cùng người dân vùng biển đảo. Ở đâu có người Việt sinh sống, ở đó có văn hóa tâm linh.

Nằm giữa trung tâm thị trấn Trường Sa là chùa Trường Sa Lớn. Giữa biển khơi, những ngôi chùa là địa điểm linh thiêng, khẳng định Phật giáo có mặt và đồng hành cùng người dân vùng biển đảo. Ở đâu có người Việt sinh sống, ở đó có văn hóa tâm linh.

Một bức tượng Phật bằng ngọc lớn được đặt bên trong khuôn viên chùa. Đêm xuống, khi ánh đèn được thắp lên, chùa Trường Sa bình yên, là điểm tựa tâm linh cư dân, ngư dân đánh bắt hải sản trên ngư trường truyền thống bao đời. Những người lính đảo thêm niềm tin cầm chắc tay súng bảo vệ biên cương.

Một bức tượng Phật bằng ngọc lớn được đặt bên trong khuôn viên chùa. Đêm xuống, khi ánh đèn được thắp lên, chùa Trường Sa bình yên, là điểm tựa tâm linh cư dân, ngư dân đánh bắt hải sản trên ngư trường truyền thống bao đời. Những người lính đảo thêm niềm tin cầm chắc tay súng bảo vệ biên cương.

Khuôn viên chùa Trường Sa lớn nhìn từ Chánh điện. Thầy chủ trì chùa Trường Sa Lớn cho biết ngoài là nơi tìm sự bình yên, chùa ở ngoài sóng nước trùng khơi này còn là nơi giáo dục truyền thống văn hóa cho các cháu học sinh và kết nối các giá trị nhân văn cao đẹp, hướng thiện.

Khuôn viên chùa Trường Sa lớn nhìn từ Chánh điện. Thầy chủ trì chùa Trường Sa Lớn cho biết ngoài là nơi tìm sự bình yên, chùa ở ngoài sóng nước trùng khơi này còn là nơi giáo dục truyền thống văn hóa cho các cháu học sinh và kết nối các giá trị nhân văn cao đẹp, hướng thiện.

Ngôi chùa cổ trên vách đá từng xuất hiện trong Ngoạ Hổ Tàng Long

Nguồn: VnExpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Media 23:29 20/12/2024

Lễ dâng đăng diễn ra vào các buổi tối thứ 7 hàng tuần và show nhạc nước ứng dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới – đó là vài trong các trải nghiệm đêm hấp dẫn du khách tại núi Bà Đen, Tây Ninh.

Chùm ảnh những người bạn sen "Cực Lạc" hội ngộ trong đêm hoa đăng khánh đản Đức Phật A Di Đà

Media 19:15 19/12/2024

Đêm hoa đăng tại chùa Vạn Đức - TP.Thủ Đức được chư Tăng tại trú xứ tổ chức với tinh thần truyền đăng tục diệm, tiếp nối dòng chảy Đạo tràng Cực lạc Liên hữu, nhằm tạo động lực để hành giả niệm Phật có đủ bi, trí, dũng mang ánh sáng tình thương cùng sự hiểu biết của mình làm lợi ích cho tự thân và tha nhân.

Thiêng liêng lễ hoa đăng vía Đức Phật A Di Đà tại chùa Quốc Ân Khải Tường

Media 12:45 18/12/2024

Ngày 17/12/2024 (nhằm 17/11 Giáp Thìn), tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai, lễ hoa đăng kính vía Đức Phật A Di Đà đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng.

Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ

Media 16:01 10/12/2024

Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.

Xem thêm