Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 22/02/2024, 15:30 PM

Những điều cần dặn dò người thân trước khi lâm chung

Chết là việc trọng đại, tự mình cần phải gắng sức mới được. Nếu một niệm sai lầm, muôn kiếp chịu khổ, ai thay thế cho mình?

Tri Quy Tử hỏi hòa thượng Thiện Đạo:

– Việc quan trọng ở đời không gì hơn sanh tử, một hơi thở ra mà không trở lại liền qua đời sau, một niệm sai lầm liền rơi vào luân hồi. Trước con đã được nghe dạy bảo pháp niệm Phật vãng sanh, nghĩa lý rất rõ ràng, nhưng lại e khi chết đến, tâm thức tán loạn, đồng thời cũng lo người khác làm loạn động chánh niệm mà quên mất nhân duyên Tịnh Độ. Cúi mong thầy chỉ dạy phương pháp thẳng tắt để thoát nỗi khổ trầm luân!

Sư đáp:

– Hỏi rất hay! Tất cả người mạng chung muốn vãng sanh Tịnh Độ, cần phải không được sợ chết. Thường nghĩ thân này nhiều đau khổ, bất tịnh, nghiệp ác trùng trùng xen tạp. Nếu được bỏ thân hình nhơ nhớp này, siêu sanh Tịnh Độ thì thọ hưởng vô lượng niềm vui, giải thoát con đường khổ đau sanh tử. Như vậy mới vừa ý, ví tợ cởi bỏ chiếc áo nhơ xấu thay vào y phục quý đẹp. Chỉ nên buông bỏ thân tâm, đừng sinh lòng lưu luyến.

Lâm chung đi về cõi nào là do ý niệm dẫn ta đi

414593155_808388901322530_7563350552215705223_n

Hễ gặp lúc có bệnh thì nghĩ nhớ về vô thường, một lòng đợi cái chết đến. Dặn dò người nhà, người lo bệnh và người tới lui thăm viếng rằng: “Khi đến chỗ tôi, nên niệm Phật cho tôi, không được nói chuyện tạp nhạp hàng ngày, việc tốt xấu trong nhà, cũng không nên dùng lời an ủi chúc lành. Đó đều là những lời vô ích giả dối”.

Nếu bệnh nặng sắp chết, quyến thuộc không được khóc lóc rơi lệ và phát ra lời than thở áo não, hoặc loạn tâm thần mất đi chánh niệm, chỉ nên đồng thanh niệm Phật trợ giúp vãng sanh, đợi khi hơi ấm hết rồi mới có thể bi ai than khóc. Vừa có mảy may tâm luyến tiếc thế gian, liền trở thành chướng ngại chẳng được giải thoát. Nếu được người hiểu rõ Tịnh Độ, thường đến nhắc nhở thì rất là may mắn. Người y theo đây chắc chắn siêu sanh không nghi.

Lại hỏi:

– Tìm thầy uống thuốc có được không?

Đáp:

– Tìm thầy uống thuốc ban đầu không ngại, nhưng thuốc chỉ có thể trị bệnh, không trị mệnh. Mệnh nếu hết thuốc làm được gì? Nếu giết hại sinh vật làm thuốc để cầu thân thể an ổn thì quyết định không được. Phần nhiều tôi thấy người đời nhân lúc bệnh nên trì trai mới được thuyên giảm. Còn việc trị bệnh mà làm rượu thịt, máu huyết để dùng thuốc, bệnh ấy sẽ càng thêm nặng. Thế nên biết, tin rằng Phật lực có thể cứu, rượu thịt chẳng ít gì.

Hỏi:

– Việc tế thần cầu phước thì thế nào?

Đáp:

– Mạng người lâu dài hay ngắn ngủi đều do nghiệp định, sao lại nhờ quỷ thần kéo dài được? Nếu mê hoặc tin theo tà, sát hại chúng sanh, cúng tế quỷ thần, chỉ tăng thêm tội lỗi nghiệp chướng, trở lại làm tổn thọ mà thôi. Sinh mạng nếu hết, ma quỷ làm được gì? Tự sợ hãi vô ích, đều không giúp được chi cả. Phải rất cẩn thận. Nên chép văn này dán phía trước người bệnh cho họ thường thấy, để đến khi lâm nguy khỏi quên mất chánh niệm.

Hỏi:

– Người bình thường chưa từng niệm Phật có dùng pháp này được không?

Đáp:

– Pháp này tăng tục, nam nữ, người chưa niệm Phật sử dụng đều được vãng sanh, quyết định không nghi. Tôi thấy người đời trong lúc bình thường, phần nhiều thường niệm Phật, lễ bái phát nguyện cầu sanh Tây phương rất chuyên cần, nhưng đến khi bệnh lại sợ chết, hoàn toàn chẳng nói gì về việc vãng sanh giải thoát, mãi đến khi hơi dứt mạng hết, thần thức đi vào cõi U minh mới đánh chuông niệm Phật. Như vậy, cũng giống như kẻ cướp ra khỏi nhà rồi mọi người mới hô to lên thì làm được việc gì?

Chết là việc trọng đại, tự mình cần phải gắng sức mới được. Nếu một niệm sai lầm, muôn kiếp chịu khổ, ai thay thế cho mình?

Nên xét kỹ điều đó! Nếu lúc rảng rang phải dùng pháp này tinh tấn niệm Phật, dốc sức thọ trì. Đó là việc lớn lúc lâm chung, có thể gọi là:

Một đường Tây phương rộng thênh thang

Thẳng tắt về nhà không cần hỏi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Xem thêm