Lâm chung đi về cõi nào là do ý niệm dẫn ta đi
Lúc lâm chung nghiệp lực mạnh nhất sẽ lôi đi, ý niệm nào mạnh thì người đó sẽ theo ý niệm đó đi đầu thai, do đó lúc lâm chung ý niệm thiện mạnh thì người đó sẽ sanh thiện đạo, ác niệm mạnh thì người đó sẽ sanh ác đạo.
Nếu phước báo của người cõi trời chẳng lớn, lúc lâm chung những hạt giống thói quen xấu trong A Lại Da Thức khởi lên làm cho họ đọa ác đạo. Đây là điều đức Phật thường nói trong kinh, lúc lâm chung nghiệp lực mạnh nhất sẽ lôi đi, ý niệm nào mạnh thì người đó sẽ theo ý niệm đó đi đầu thai, do đó lúc lâm chung ý niệm thiện mạnh thì người đó sẽ sanh thiện đạo, ác niệm mạnh thì người đó sẽ sanh ác đạo.
Chẳng phải vua Diêm La phán cho bạn sanh vào cõi nào, mà do ý niệm của bạn dẫn bạn đi. Nếu ý niệm ngu si của bạn mạnh sẽ dẫn bạn vào cõi súc sanh. Ý niệm tham ái mạnh sẽ dẫn vào cõi ngạ quỷ; ý niệm sân giận mạnh sẽ dẫn vào cõi địa ngục.

Do đó có thể biết nếu ý niệm cuối cùng của chúng ta, ý niệm Phật mạnh thì sẽ sanh Tịnh Độ, lúc bình thường chúng ta phải vun bồi ý niệm này, chứ đừng đợi tới lúc lâm chung thì không kịp nữa. Lúc lâm chung, mười niệm có thể vãng sanh là không sai, trên mặt Lý thì được, còn trên mặt Sự thì rất ít người làm được như vậy.
Một ít người này đều do sức thiện căn đời trước mạnh mẽ, chỉ vì một lúc mê hoặc tạo tác ác nghiệp, lúc lâm chung có người nhắc nhở nên túc căn của họ được khơi dậy, như vậy mới vãng sanh, tuyệt đối chẳng phải là may mắn.
Nếu bạn muốn may mắn được sanh thì tuyệt đối chẳng có lẽ này, nhất định phải vun bồi, nổ lực, dốc sức hằng ngày, chúng ta phải biết đây là ‘một đại sự nhân duyên trăm ngàn vạn kiếp khó gặp’. Nếu đã hiểu được đạo lý và chân tướng sự thật này rồi thì bạn làm sao không buông xuống được?
Bạn chắc chắn sẽ buông xuống được. Nếu bạn nói bạn chưa buông xuống được, đó là vì bạn chưa nhận thức rõ ràng chân tướng sự thật, chưa hiểu rõ đạo lý. Sau khi thấu triệt thì nhất định sẽ buông xuống, tuyệt đối sẽ không tiêm nhiễm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)
Xem thêm