Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 10/10/2022, 07:41 AM

Những điều thú vị về đền đôi Phật giáo nổi tiếng ở Trung Quốc

Trên đỉnh Phạm Tịnh sơn thuộc dãy núi Vũ Lăng, Trung Quốc, có 2 ngôi đền Phật giáo nổi tiếng nằm cheo leo trên đỉnh núi, thênh thang giữa mây trời. Để tới được đây, người ta phải leo bộ qua 8.888 bậc đá.

“Thành phố bầu trời” là tên gọi mà truyền thông Anh ưu ái đặt cho Phạm Tịnh Sơn, ngọn núi bí ẩn luôn được màn sương mờ bí ẩn bao phủ, nằm ở Đông Bắc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Phạm Tịnh Sơn cao khoảng 2.500m so với mặt nước biển, là ngọn núi cao sừng sững. Trên đỉnh ngọn núi này là 2 ngôi đền phật giáo, được xây dựng trên đỉnh một chóp đá chẻ đôi. Hai ngôi đền nối với nhau bằng một cây cầu đá hình vòm qua hẻm Kiếm Vàng, trông vô cùng hiểm trở, bao bọc xung quanh là thiên nhiên hùng vĩ.

Để đến được chốn thiên đường này, trước tiên du khách phải leo hơn 8.888 bậc thang để đến 2 ngôi đền. Quá trình đi lên cũng phải hết sức cẩn thận, bắt buộc phải nắm chặt hai đường dây sắt thép cố định hai bên để tránh trường hợp sẩy chân rơi xuống.

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Có những đoạn vô cùng gập ghềnh, cần phải kết hợp tay và chân để từ từ leo lên. Vì đường lên núi có độ rủi ro cao nên người già và trẻ nhỏ được khuyến nghị không nên leo lên đỉnh núi.

Chính vì địa hình độc đáo như vậy nên đã khiến nhiều người muốn đến đây hành lễ bái Phật, nhưng nếu không có thể lực tốt thì không thể nào leo lên tận đỉnh núi lễ Phật được.

Hai ngôi chùa thờ phụng hai tín ngưỡng Phật giáo khác nhau. Ngôi đền nằm về phía nam thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, nên được gọi là điện Thích Ca, tượng trưng cho hiện tại. Ngôi đền còn lại ở phía bắc thờ Phật Di Lặc, nên được gọi là điện Di Lặc, tượng trưng cho tương lai.

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Hai ngôi đền Phật giáo này đã nằm ở đó hơn 500 năm, từ thời nhà Minh. Tuy nhiên, điều khiến đền đôi nổi tiếng và trở thành điểm hành hương thu hút bậc nhất chính là bí mật về quá trình xây dựng. Đến nay chưa có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về cách vận chuyển vật liệu lên ngọn núi đá dựng đứng này.

Đứng trên đỉnh núi, nhìn ngắm hai tòa kiến trúc cổ kính được vây bởi mây ngàn, khiến cho con người có cảm giác như lên tiên cảnh. Người đến bái Phật cũng tự giác lặng yên, thả chậm bước chân, thành tâm xếp hàng để vào điện cúng Phật.

Điều thần kỳ là hai ngôi đền này sẽ có những đám mây màu đỏ hồng vây quanh vào mỗi buổi sáng, từ đó người ta gọi đỉnh núi tách đôi Phạm Tịnh Sơn là “Hồng Vân Kim Đỉnh” (đỉnh núi vàng mây đỏ).

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Còn kỳ diệu hơn, tại Phạm Tịnh Sơn thường xuyên xuất hiện “Phật quang”, được cho là điềm lành, chỉ những vùng đất thanh tịnh linh thiêng mới có thể xuất hiện dị tượng như vậy.

Ngoài ra, còn một hiện tượng đặc biệt khác thường nữa, chính là “Nguyệt kính”. Căn cứ vào các tư liệu lịch sử, tại khu vực Kim Đỉnh, chỉ cần nhặt một viên đá bất kỳ, cũng có thể nhìn thấy hình ảnh bản thân mình trong đó.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm