Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Những giây phút quý giá tại CLB doanh nhân phật tử

Chiều thứ 7, tôi được thầy Hùng cho đến dự buổi sinh hoạt và tu tập định kỳ của CLB doanh nhân phật tử Tp.HCM. Đến nơi tôi mới biết hinh như mình là sinh viên duy nhất được vinh dự có mặt trong buổi sinh hoạt đặc biệt này.

May mắn thay, vì là thành viên tích cực của CLB Yêu sách Thái Hà nên thầy cho đi để được học hỏi, được giao lưu, được trưởng thành hơn.

Lần đầu tiên tôi được vào một không gian của một doanh nghiệp mà có khu vực tu tập riêng biệt tuyệt vời như thế. Cứ như là tôi đang ở trong một ngôi chùa vậy. Xung quanh tường có rất nhiều lời dạy của đức Phật. Phòng thờ Phật rất đẹp, rất ấm cúng, có đầy đủ đệm ngồi và bồ đoàn để thiền tọa. Phía trước chỉ có duy nhất một bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đắp y vàng, không thấy tượng của các vị Phật hay Bồ tát khác. Rất giản đơn. Không khí thì tràn ngập cây xanh và hoa. 
 Thầy Tâm Hạnh giảng Pháp
Phần đầu tiên là bác Vũ Chầm nói chuyện với các doanh nhân. Bác kể về chính cuộc đời bác, đi lên từ một thợ giày. Bác cho mọi người biết duyên lành được đi theo và hầu Hòa thượng Thích Minh Châu. Bác nói về 2 loại người: từ bóng tối đi về ánh sáng và từ ánh sáng đi về ánh sáng hơn. Tôi nhớ nhất bác dạy rằng nếu một người không tu thì dù có lớn tuổi thì vẫn là người dại. Bác bảo, có thể đó chỉ là ông già tóc bạc ngu si mà thôi vì không có tính Phật, không biết đến từ bi hỷ xả. Tôi giật thót mình, may mà mình được đến đây để tu học chứ không thì có thể mấy chục năm sau tóc sẽ bạc mà chẳng có trí tuệ gì mất! 

Tôi muốn ghi nhận lại cảm giác khi được nghe thầy Thích Tâm Hạnh từ thiền viện Vạn Hạnh đến giảng về thiền và cùng ngồi thiền với các doanh nhân. Thì ra thiền cũng không khó như tôi vẫn nghĩ. Hóa ra các doanh nhân cũng có thời gian để tọa thiền. Tôi giờ đây đã hiểu giá trị của thiền. Tôi nghĩ mình cần phải thực tập thiền ngay kẻo lãng phí thời gian.

Tất cả mấy chục các bác các cô chú ngồi thiền im phăng phắc trong quãng chừng 20 phút. Tôi thỉnh thoảng có mở mắt ra và thấy thật khâm phục các bác, các cô chú – không ai nhúc nhích. Tôi chỉ nghe thấy tiếng chim hót bên ngoài và có tiếng xe vọng từ xa. Ôi yên tĩnh và thánh thiện biết bao.

Phần giao lưu thì có thầy Hùng đại diện cho các doanh nhân hỏi về cách tu cho những nhà lãnh đạo. Ai cũng rất bận và có nhiều sức ép, nhiều công việc thì cách tu nên như thế nào. Rồi một anh doanh nhân trẻ có hỏi nên ngồi thiền tốt nhất vào giờ nào và nên ngồi bao nhiêu phút là tốt nhất. 
Một số doanh nghiệp chụp ảnh lưu niệm
Buổi giao lưu và tu tập đặc biệt này còn có sự tham dự của một quý thầy từ Sri Lanka đến. Thầy cũng chia sẻ bằng tiếng Anh rằng thầy rất hạnh phúc khi được đến Việt Nam, rằng đất nước Việt Nam rất tuyệt vời. Thầy kể rằng khi thầy học ở Ấn Độ thì được gặp người Việt Nam và được người Việt giúp đỡ rất nhiều. Tôi ngồi nghe mà thấy tự hào về đất nước mình quá. Điều này tôi chưa nhận ra gì hết, chưa ý thức được từ trước đây.

Cuối chương trình ai cũng được bác Vũ Chầm tặng sách. Tôi thấy mình may mắn vô cùng. Được gặp những người nổi tiếng và tài giỏi đã quá khó, nay tôi lại còn được cùng ngồi nghe pháp, được cùng ngồi thiền, được giao lưu và nói chuyện thoải mái. Lại còn được tặng quà mang về nữa chứ.

Trong buổi sinh hoạt này tôi được gặp chú Khánh là Tổng Thư ký Hội Da giày Tp.HCM, chú Trần Minh Châu – người đã theo cùng Hòa thượng Thích Minh Châu hơn 20 năm, chú Lành là luật sư, cô Ngọc là giám đốc một công ty bất động sản bên quận 7, anh Tùng là Giám đốc Đài Truyền hình AVG tại Tp.HCM, rồi một thầy là giảng viên đại học và rất nhiều các doanh nhân và những người thành đạt, già có, trẻ có.
Bác Vũ Chầm tìm tài liệu tặng khách
Tôi về nhà và ngồi nghĩ lại những gì mình gặt hái được qua một buổi chiều. Thật là quá nhiều, không thể chép ra hết được. Mà tôi sợ chép ra lại sai mất thì có tội. Chỉ biết rằng tôi rất vui và chân thành cám ơn thầy tôi – Ts.Nguyễn Mạnh Hùng, CEO Thái Hà Books đã cho tôi đi cùng.

Mấy hôm nay tôi tranh thủ ngồi đọc sách do bác Vũ Chầm tặng và tôi cũng ngồi thiền mỗi ngày 15 phút. Tôi thấy mình thật sảng khoái, minh mẫn. Hình như trí tuệ của tôi bừng sáng hay sao ấy mà tôi học thuộc bài rất nhanh, trí nhớ hơn hẳn.

Cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng rất nhiều, vì Tiến sĩ đã cho chúng tôi bài học được giao lưu thật bổ ích.

Minh Nghĩa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Phật giáo thường thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Phật giáo thường thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Xem thêm