Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sống với hai trụ cột của Phật giáo là sống như thế nào?

Mục đích chúng ta học Phật, hiểu rõ lời Đức Phật dạy nhằm để ứng dụng vào cuộc sống.

Phật pháp tại thế gian, chẳng lìa thế gian (mà) giác, lìa thế gian tìm giác ngộ, giống như tìm lông rùa sừng thỏ. Mà giáo lý cốt lõi của đạo Phật là vô ngã và duyên khởi. Vậy làm thế nào để áp dụng lý vô ngã và duyên khởi vào cuộc sống hàng ngày?

vo-nga-va-niet-ban_f6d743b3f1b94f26a7aebbf30a6e03e7_grande

Quan điểm vô ngã và duyên khởi - hai trụ cột quan trọng trong Phật giáo - không chỉ là những khái niệm triết học mà còn là những công cụ hữu ích để giúp chúng ta sống một cuộc sống ý nghĩa và giải thoát hơn.

Theo đó, ta phải thấy rõ tất cả mọi thứ, kể cả bản thân chúng ta, đều không có tính cố định mà luôn thay đổi. Thay đổi cả từng tế bào, từ một đứa bé trở thành thanh niên và trở thành ông già/ bà già.

Thay vì bám víu vào một hình ảnh cố định của bản thân, hãy chấp nhận sự thay đổi của một quy luật tự nhiên. Mọi sự vật, hiện tượng xung quanh cũng đều chung quy luật đó như cái nhà cái xe lúc đầu mới, dần dần cũ đi và đi đến hư hoại. Và chúng biểu hiện (là chiếc xe) cũng nhờ vào sự kết nối của các bộ phận, thành phần khác mà chúng ta gọi là nhân duyên.

Hiểu rõ mọi thứ trên đời này đều vô ngã và duyên sanh pháp để mình buông bỏ chấp ngã, chấp trước, dính mắc, bám víu vào những suy nghĩ “tôi là …” hoặc “… là của tôi”.

Hiểu rõ vô ngã thì khi đối diện với các duyên chúng ta sẽ dễ dàng an nhẫn, thông cảm, bao dung và tha thứ.

Và hiểu rõ các pháp duyên sanh thì chúng ta sống có trách nhiệm hơn vì mình thấy rõ, bản thân sống không thể tách rời vũ trụ này, thế giới này, môi trường này. Chúng ta bảo vệ môi trường thì môi trường bảo vệ ta. Vì mỗi hành động của chúng ta đều có ảnh hưởng đến người khác và môi trường xung quanh.

Chính vì thế để hiểu rõ bản chất của thế giới thì phải hiểu rõ chính mình, mà muốn hiểu rõ chính mình phải quay vào trong bằng cách quán niệm thân, thọ, tâm, pháp, cụ thể là hơi thở, cảm giác, thái độ, v.v đều thấy rõ nó sanh diệt liên tục, thay đổi khi gặp duyên. Nhờ vậy, trong công việc, ta sống hoà đồng, lắng nghe mà mọi chuyện được giải quyết tốt đẹp.

Khi gặp khó khăn tâm cũng nhận thức được do duyên mà buông xả để tâm được nhẹ nhàng, bình thản. Càng đi tìm hiểu sâu hơn về giáo pháp thì chúng ta càng biết ơn Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường Chân lý và để thể hiện lòng biết ơn bằng cách sống tốt đẹp để nuôi dưỡng tâm tích cực và chia sẻ những điều tốt đẹp đến những người hữu duyên.

Tóm lại chánh kiến là xuất thế, tà kiến là thế gian vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật thuyết kinh người phụ nữ gặp điều bất hạnh

Phật giáo thường thức 19:15 19/09/2024

Cuộc đời đâu chỉ lấy đi nước mắt của người phụ nữ bất hạnh ấy, mà còn lấy đi bao nước mắt của những con người sống trong cảnh chiến tranh, thiên tai, đói khổ, sinh tử phân ly… Dù thế giới ngày nay vô cùng tự kiêu với nền văn minh hiện đại thì chân lý khổ đau vẫn hằng ngự trị đâu đó.

Tiền của tích chứa nếu không biết dùng đó là tạo nghiệp

Phật giáo thường thức 18:50 19/09/2024

Người thế gian không ai mà không ưa thích giàu có, đối với sự giàu có này, luôn luôn cảm thấy càng nhiều càng tốt, chưa có lúc nào biết chán. Tiền của tích chứa ở đó, nếu không biết dùng nó, đó là tạo nghiệp, chính là tội lỗi.

Bổn Nguyện là gì?

Phật giáo thường thức 17:45 19/09/2024

Bổn có hai nghĩa: Trên Sự thì vô lượng kiếp vừa qua, đời nào cũng đã từng phát nguyện như vậy, phát nguyện rồi tại sao vẫn chẳng thành tựu?

Không lập bài vị thì có thỉnh được người đã mất không?

Phật giáo thường thức 17:15 19/09/2024

Hỏi: Nếu không lập bài vị thì thật sự có thể lễ thỉnh được người đã mất không?

Xem thêm